Nhà báo Christine Dell’Amore cùng nhiếp ảnh gia Ian Teh của National Geographic (NatGeo) đến V🍸iệt Nam vào tháng 11/2018. Họ đã ở Việt Nam qua Tết Nguyên Đán để tìm hiểu vì sao thịt chuột lại phổ biến và nổi tiếng.
Theo NatGeo, thịt chuột là một trong các nguồn cung cấp protein nổi tiếng cho người Việt, đặc biệt là với những người nông dân ở cả miền Bắc lẫn miền Nam. Thậm chí ở mộ✤t số thành phố lớn như TP HCM, du khách cũng có thể tìm thấy thịt chuột đồng trong thực đơn nhà hàng.
Grant Singleton, một nhà khoa học nghiên cứu về các loại gặm nhấm ở Philippines cho hay, thực tế ở đồng bằng sông Cửu Long, thịt chuột đồng có giá còn cao hơn cả thịt gà. Riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long người dân thu hoạch tới 3.600 tấn chuột đồng sống mỗi năm, và thu về khoảng🐈 2 triệu USD. Trên thế giới có tới hàng chục giống chuột khác nhau, nhưng người Việt chỉ ăn chuột đồng (loại chuột ăn lúa có thể nặng tới 300 – 500g).
Săn chuột cũng là một nghề sau giờ làm nông chính của người nông dân. Họ bắt chuột rồi giữ chúng sống trong các lồng tre để bán đi tới các điểm tiêu thụ, ở đó chuột được sơ chế 🅺để lấy thịt bán ra chợ.
Để thực hiện bộ ảnh cho NatGeo, nhiếp ảnh gia Ian Teh đã theo chân một người bắt chuột kỳ cựu là ông Thy ở Quảng N📖inh. Ông Thy làm nghề bắt chuột theo mùa vụ, khi bắt được chuột ông sẽ đem bán sống đi hoặc mang về nhà làm bữa tối. Ở nhiều vùng quê Việt Nam, người dân thưởng thức chuột đồng cùng bia hoặc rượu gạo.
Khi ở Việt Nam, nhiếu ảnh gia Teh khám phá ra chuột đồng có thể chế biến bằng nhiều cá𝐆ch khác nhau. Chúng sẽ được hun khói rồi làm sạch lông và đem đi rán giòn, nướng, luộc hoặc hấp. Trong đó, chuột hấp sẽ cho vị đậm đà hơn, và những con chuột lớn chắc chắn sẽ ngon hơn.
Singleton chia sẻ: "Du khách nước ngoài từng thử ăn chuột đồng cho biết vị khá giống thịt gà nhưng màu thịt sẫm hơn và ngon hơn so với thịt gà. Tôi thì lại thấy hương vị tươ𒐪ng tự thịt thỏ".
Sau chuyến đi Teh được biết thịt chuột rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt tốt c🧸ho các bà bầu. Singleto🎉n cũng công nhận rằng thịt chuột vừa nhiều protein vừa ít chất béo.
Khánh Trần (theo NatGeo)