Năm 1993, khi cuốn Nỗi buồn chiến tranh gây chú ý văn 🅰đàn, Bảo Ninh từng có buổi giao lưu với thầy trò Khoa Ngữ văn tại Đại học Tổng hợp TP HCM (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). 30 năm sau, ông có dịp quay lại mái trường trong buổi trò chuyện thân mật với 40 sinh viên, giảng viên ♋của khoa, sáng 16/11.
Mở đầu buổi giao lưu,🌳 Bảo Ninh cho biết không phải người nói giỏi, nên sẽ "trả lời chân thực và trực tiếp các câu hỏi chứ không h🤪oa mỹ". Ông trông gầy hơn trước nhiều vì mới khỏe lại sau một trận ốm nặng. Tuy vẻ mệt mỏi vẫn thể hiện ở nét mặt, Bảo Ninh hào hứng trò chuyện khoảng ba giờ về những tản mạn quanh nghề viết.
Nhà văn nhận nhiều quan tâm xoay quanh tác phẩm để đời của ông - Nỗi buồn chiến tranh. Trước câu hỏi của Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Phương Phương: "Giới trẻ bây giờ có khái niệm 'chữa lành', vậy Nỗi buồn chiến tranh chữa lành thế nào cho Bảo Ninh?", ông trả lời: "Nỗi buồn và những ám ảnh chiến tranh sẽ cò𝕴n mãi mãi trong đời tôi. Tôi chỉ có thể 🐻trông chờ nỗi buồn ấy hết ở thế hệ sau mà thôi".
Hậu chiến là một thời kỳ gian khổ, do vậy những ký ức hay ám ảnh chiến tranh chìm đi trong bận rộn mưu sinh đời thường. Hiện nay, khi cuộc sống tốt đẹp hơn theo sự phát triển của kinh tế, xã hội, nhiều đồng đội cũ của nhà văn có xu hướng nhớ và viết lại hồi ức thời chiến. Họ thường viết hồi ký và đưa cho Bảo Ninh đọc để được góp ý. Bảo Ninh thấy rằng nhiều ký ức về chiến tranh trên các phương tiện thông tin đại ꧙chúng mang màu sắc tươi sáng. Nhưng, thật ra chiến tranh rất khốc liệt.
"Người Việt Nam có vẻ không quen thể hiện sự đau đớn ra bên ngoài. Tôi đã gặp nhiều bà mẹ có con cái đều hy sinh hết, nhưng họ vẫn có vẻ ngoài bình thản. Họ quen chôn giấu cảm xúc trong lòng và sứ mệnh của nhà văn là phải nói được tiếng lòng của nhân dân🎉. Cho nên tôi rất ghét đọc những tác phẩm tươi sáng về ꧒chiến tranh kiểu như 'đường ra trận mùa này đẹp lắm' ", Bảo Ninh nêu quan điểm.
Ông nhập ngũ từ năm 1969 đến năm 1977. Sau chiến tranh, 🐼ở tuổi 23, ông được giữ lại làm công tác chính sách, đi tìm và thu nhặt hài cốt liệt🉐 sĩ.
Đoàn tàu ngày trước chở Bảo Ninh khi nhập ngũ là khoảng 500 người, nhưng sau chiến tranh quay về chỉ còn khoảng 50 người, rất ít người nguyên vẹn. Ký ức về chiến tranh ám ảnh ông dai dẳng. Mỗi khi ăn cơm, ông chỉ nhớ đến ဣmùi vị bữa cơm của lính.
Nhìn lại những năm tháng đã qua, Bảo Ninh cho biết khâm phục và mang ơn những nông dân Việt Nam trong năm tháng chiến tranh và sau khi Đổi mới. "Đối với tôi, đó là những người nông dân vĩ đại. Những người lính 𝄹cùng thời với tôi là thế hệ vĩ đại bởi những gì họ đã trải qua trên chiến trường", tác giả cho biết.
Nhà văn mở đầu cuộc nói chuyện bằng những lời tâm sự về chính cuộc đời viết lách. Quê gốc ở Quảng Bình, sống ở Hà Nội, thời phổ thông, môn văn của Bảo Ninh không bao giờ quá ba điểm (thang điểm năm). Khi học ở Trư⛄ờng Viết văn Nguyễn Du, ông ít khi tập trung học, đi chơi là chính. Nhà văn cho rằng bản thân không được đào tạo bài bản nên chỉ sáng tác theo kiểu nghĩ gì viết nấy.
Khi Bảo Ninh tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du, ông viết một bản thảo để làm tác phẩm tốt nghiệp. Đó chính là tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, nhưng bản thảo bị mất và sau đó viết lại thì có khác đi. Năm 1991, NX🍸B😼 Hội Nhà văn in tác phẩm này. Khi sách ra đời, ông vướng nhiều hệ lụy đến nỗi phải dừng viết để đi buôn mưu sinh.
Sau này, nhiều nhà văn như Nguyên Ngọc, Chu Lai, Nguyễn Kiên, Lê Lựu và các đồng đội cũ khuyên Bảo Ninh tiếp tục viết, "không vì 𒐪danh tiếng, mà viết để đền ơn đáp nghĩa thế hệ của mình".
Sau những tâm sự về cuộc đời viết lách, nhà 🐽văn Bảo Ni🅘nh trả lời nhiều câu hỏi của độc giả dự buổi giao lưu.
Sinh viên Bảo Khang cho biết chính vì tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh mà quyết định thi vào khoa Văn học. "Em muốn biết ký ức chiến tranh có liên quan gì đến việc sáng tạo của nhà văn. Có một luồng dư luận từ nhiều năm nay cho rằng sách khi xuất bản ở Việt Nam đã bị kiểm duyệt một số đoạn. Vậy những đoạn bị kiểm duy💦ệt có ảnh hưởng gì đến n✱ội dung tác phẩm hay không?", sinh viên đặt câu hỏi.
Theo Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh được in vào đầu thời kỳ Đổi mới và không hề bị cắt xén, kiểm duyệt. NXB Hội Nhà văn chỉ đổi tên là Thân phận của tình yêu để bán s🍃ách cho chạy hơn vì lúc đó sách có đề tài về chꦿiến tranh không ăn khách, chứ không vì lý do chính trị.
Chính chuyện tác phẩm không hề bị cắt xén gì cũng làm ông ngạc nhiên. Ngày trước, NXB Hội Nhà văn hầu như không có kinh phí để in sách cho các tác giả và họ chỉ đầu tư in sách cho nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Còn nhà văn Dương Hướng và Bảo Ninh thì do nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến bỏ tiền đầu tư in sách, nhuận bút tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh chỉ đủ một chầu bia, Bảo Ninh nhớ lại.
Tác 💟phẩm được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, được nhà văn Nguyên Ngọc lúc ấy là lãnh đạo văn nghệ khen ngợi, nhiều nhà văn và công chúng ca tụng. Nhưng sau đó, cuốn sách "bị đánh" nhiều trên báo chí. Khi câu chuyện này được nhắc lại, Bảo Ninh cho biết dù sao đây cũng là chuyện của một thời đã qua.
"Giờ tôi đã💯 có thể bình thản nhìn lại như một biến cố của cuộc đời viết văn", 🦹ông nói.
Hà Thanh Vân