Du lịch Quảng Ninh kỳ vọng đón 16 triệu lượt khách và đạt doanh thu từ 30 đến 40 nghìn tỷ đồng tới cuối năm 2020. Một bước tiến quan trọng để đạt mục tiêu trên là khánh thành sân bay quốc tế Vân Đồn, rút ngắn thời gian dꦡi chuyển cả đi lẫn về còn hơn một tiếng cho khách quốc tế đến Hạ Long, thay vì 8 tiếng từ Hà Nội𝄹 như trước đây.
Sân bay mới nằm dọc cao tốc Hạ Long - Vân Đồn dài gần 60 km, tuyến đường rút ngắn thời gian lái xe từ Hà Nội đến Vân Đồn còn 2 tiếng 30 phút. Ngoài ra, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long vừa khai trương gần đó ꧂có khả năng tiếp nhận đồng thời 2 tàu khách với sức chở tới hơn 8.400 người.
Tuy nhiên, nhà báo Mercedes Hutton nhận định trên South China Morning Post rằng những công trình này có thể đặt Hạ Long vào nguy cơ quá tải khách du lịch, trong khi một số vấn đề vốn đang tồn tạ൩i ở kỳ quan thiên nhiên này, điển hình là ô nhiễm môi trường.
Từ năm 2012, nhà báo du lịch Mary O’Brien đã viết trên Traveller về bức tranh thực tế ở Hạ Long: "Tới vịnh, đột nhiên thuyền của chúng tôi bị vô số tàu chở hàng vây quanh. Những 𝓡bãi biển gần bến cảng thường ngập rác, và một số website du lịch cũng ghi nhận phàn nàn của du khách về môi trườ⭕ng".
Tháng 6/2018, chương tr𝄹ình "Hành động vì Hạ Long xanh: Hướng tới Du lịch không rác" gom được 741 kg rác thải trên hai bãi biển Cọc Chèo và Áng Dù trong một giờ. Trong đó, tới 70% là phao xốp dạt v💝ào bờ, còn lại là dây thừng, lưới đánh bắt cá, vỏ nhựa, túi 𝔍nilon...
Hè năm ngoái, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã tổ chức đoàn tư vấn do các chuyên gia quốc tế thực hiện, nhằm hỗ trợ𓆉 hoạt động quản lý du♕ lịch bền vững và bảo vệ môi trường tại vịnh Hạ Long.
Theo IUCN, các chuyên gia tư vấn công nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc xử lý rác thải từ các làng nổi và trại nuôi trồng thủy sản, song họ kêu gọi những hành động mạnh mẽ hơn nữa để giải quyết ô nhiễm nước và nhựa từ🅺 các nguồn trong đất liền, thuyền bè và các hoạt động trên biển.
IUCN nhận định Hạ Long cũn🔴g như nhiều điểm du lịch khác tại Việt Nam, số lượng khách tăng trưởng nh💛anh và ô nhiễm đã làm tổn hại danh tiếng của kỳ quan thiên nhiên này, đặc biệt trong mắt du khách quốc tế.
Báo cáo Cạnh tranh Du lịch và Lữ hành toàn cầu năm 2017 cho thấy, trong khi các điểm tham quan tự nhiên và văn hóa của Việt Nam xếp thứ 30 và 34 trên bảng xếp hạng, chỉ số bền vững môi trường l🐈ại xếp thứ 129 trên 136 quốc gia. Việt Nam đạt điểm số rất thấp về xử lý nước thải, bảo tồn rừng và ven biển với mức 0,1 - 0,2 trên 7.
Những con số trên có thể dẫn đến sụt giảm lượng khách quốc tế sẵ꧃n sàng chi trả nhiều tiền đến Việt Nam, tác động tiêu cực đến 🌟việc làm và thu nhập của người dân. Dù có vẻ đẹp thiên phú, ngành du lịch biển nên trở thành một động cơ thúc đẩy nền kinh tế. Song nếu những vấn đề môi trường không được giải quyết, động cơ này có thể khiến cả bộ máy đình trệ.
Theo SCMP