Stephanie Yoder là một nhà văn tự do đến từ Mỹ, chuyên viết về mảng du💦 lịch trên trang blog Twenty-something Travel. Thওáng 9/2010, Stephanie rời ghế văn phòng để lên đường chu du thế giới và trở thành một blogger du lịch. Kể từ đó, cô đã có thời gian sống tại Trung Quốc, Argentina và Mexico. Cô tới Việt Nam vào tháng 2/2011.
Nhắc tới Việt Nam, Stephanie thường nghĩ đến những cánh đồng lúa bạt ngàn, món nem cuốn hấp dẫn và cả chiến tranh. Mặc dù được sinh ra một thập kỷ sau chiến tranh Việt Nam, Stephanie vẫn biết rõ những di sản văn hóa của mảnh đất hình chữ S này🌳. Bố mẹ Stephanie còn chưa tin vào sự thật rằng giờ con gái họ đã có thể đặt chân tới đây với tư cách của một du khách. Bố cô nói rằng: “Khi bố ở vào tuổi con bây giờ, tất cả mọi người đều cố gắng để không phải đến Việt Nam”.
Với tất cả những gì Stephanie biết về chiến tranh Việt Nam từ trước, cô vẫn nhận ra rằng người Việt nói về cuộc chiến bằng một góc nhìn ꦐvà thái độ rất khác. Đầu tiên, người dân nơi đây gọi cuộc chiến là “Chiến tranh chống Mỹ”, một cái tên nghe có vẻ kỳ lạ với cô song cũng mang nhiều ý nghĩa. Mong muốn hiểu sâu hơn câu chuyện lịch sử về thời kỳ đen tối giữa cả Mỹ và Việt Nam, Stephanie quyết định đến thăm Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại TP HCM. Đó thực sự là một chuyến đi mang lại nhiều cảm giác khó xử.
Bảo tàng hiện ra trước mắt Stephanie là một tòa nhà mà♓u xám, khoảng sân trước trưng bày đầy những chiến lợi phẩm trong cuộc chiến, từ xe tăng, đến trực thăng và máy bay chiến đấu. Đặt chân vào bên trong, nữ du khách bắt gặp bức ảnh dẫn lại lời trong bản Tuyên ngôn độc lập, tiếp đó là những hình ảnh về lính Mỹ đang được áp giải bởi quân lính Việt Nam và một vài hình ảnh đẫm máu khác trong thời chiến. Loạt vật trưng bày tiếp theo Steဣphanie được xem là hình ảnh về các nạn nhân chất độc da cam, mô hình trẻ sơ sinh trong những chiếc lọ thủy tinh, lồng minh họa cho chuồng cọp giam giữ tù bình Việt Nam trong chiến tranh và nhiều thứ khác.
Tham quan hết bảo tàng, Stephanie thấy đọng lại trong cô không nhiều cảm xúc, thay vào đó là cảm nhận học thuật về những gì vừa được tái hiện trước mắt. Trong hành trình khám phá thế giới, cô đã có nhiều dịp ghé thăm những nơi từng chịu tổn thương trong chiến tranh do chính quyền Mỹ tham gia như thủ đô Belgrade (Cộng hòa Serbia) hay thành phố Hiroshima (Nhật Bản). Những vùng đất đó cũng từng chịu thiệt hại nặng nề về người và của trong thờiও chiến.
Đối với Stephanie, cô cho rằng Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một nơi tham quan thú vị hơn nhiều nơi trưng bày cô từng ghé thăm. Là một du khách Mỹ tới Việt Nam, Stephanie đã gặp rất nhiều người dân cởi mở và thân thiện. Có cơ hội gặp gỡ 🍃nhiều người bạn Việt Nam, cô nhận ra rằng người bản địa có những góc nhìn và thái độ khác nhau đối với những câu chuyện quá khứ, từ không thực sự quan tâm cho tới say sưa bàn luận.