Chiều 9/8, sau cơn mưa nặng hạt, con đường đất đỏ dẫn vào nhà ông Hưng, 50 tuổi, ở thôn 6, thị trấn Chư Prông trở nên lầy lội. Căn nhà lụp xụp,♓ rộng chừng 100 m2, nằm biệt lập giữa bạt ngàn cà phê. Một cây cổ thụ phủ tán, hàng nghìn hiện vật ngổn ngan🐷g, cùng chút khói bốc ra từ gian bếp, làm căn nhà mang đậm nét văn hóa Tây Nguyên và sự huyền bí.
Máy phát điện dùng sức nước đủ để thắp một bóng đèn và cái quạt. Cuộc sống của gia đình bốn người gần như tách 🧸biệt với bên ngoài.
Ở giữa ngôi nhà, cả trăm thứ nào c🗹hé, ghè, chiêng, bát, gươm... được đặt lộn xộn trên vách, dưới phản. Bên cạnh, trên giường, dưới bếp, chiếc gùi, quả bầu, thậm chí có cả những đồ vật, trang sức ngày xưa của đồng bào Tây Nguyên đã chôn với 🌠người đã khuất. Tất cả bị lớp bụi bặm phủ kín. "Sợ trộm, những thứ đáng giá nhất tôi đã đem chôn", ông Hưng nói.
Từ Thái Bình vào Gia La൲i lập🎶 nghiệp từ năm 1997, ban đầu ông Hưng làm nghề đục đá để mưu sinh. Năm 2000, ông lấy vợ và cất nhà ở huyện Chư Prông. Nhờ chịu khó làm nương rẫy, vài năm sau cuộc sống vợ chồng họ dần ổn định.
Những lúc nông nhàn, ông lân la vào nhà dân địa phương chơi, trò chuyện, tìm hi𒈔ểu văn hóa người dân tộc thiểu số. Hình ảnh những chiếc cồng chiêng, ghè, ché, đầy họa tiết, màu sắc cùng nhiều câu chuyện huyền bí đã mê hoặc ông.
Món đồ đầu tiên được ông sưu tập vào năm 2002, là chiếc ghè rượu cao khoảng 80 cm, màu nâu, có một vài họa tiết lạ. Ông nhớ rất rõ, lúc đầu ꩵông già người Jarai không bán, dù ông nhiều lần thuyết phục. Bẵng đi một thời gian, ông dẫn theo một con bò - trị giá lúc ấy khoảng 3 triệu đồng, trở lại làng mục đích đổi chiếc ghè. Lần này ông già đồng ý, nhưng hôm đó ông tổ chức bữa tiệc nhỏ, tỏ ý luyến tiếc chiếc ghè mà ông dự định mang theo nó xuống mồ (tục chia của với người chết).
Câu chuyện đó làm ông Hưng nhớ mãi, trân quý và luôn tôn trọng văn hóa của người địa phương. Vì vậy, đứa con gái đầu lòng của ông đư⛎ợc đặt tên Nguyễn Hà Y Na (Y nghĩa Tây Nguyên; Na nghĩa Việt Nam).
Với niềm say mê, những món đồ ông mang về ngày càng nhiều,ꩵ đủ các hiện vật như gương, gươm đao, trang sức bằng ngà voi... bày khắp căn nhà cũ nát, chật chội. Có cái ông nhặt được, cái xin, cái thì mua từ những người quen trong các buôn làng. Món rẻ thì vài chục nghìn, đắt 40-50 triệu đồng.
Các hiện vật ông mua bằng tiền dành dụm từ bán cà phê, tiêu, điều... Gặp lúc 🅘kẹt, ông vay mượn hàng xóm, bạn bè, đến mùa vụ trả bằng nông sản. Có bữa mua món đồ vài chục triệu đồng, về sợ vợ mắng, ông đành phải nói dối là được tặng ho🍃ặc mua với giá rẻ vài triệu đồng.
"Thấy tôi mua, nhặt nhạnh, trân trọng những thứ mà họ cho là linh tinh, nhiều người đã bảo tôi điên, khuyên đi trại tâm t🌄hần", ông Hưng nói và cho rằng giá trị văn hóa tinh thần đôi khi quan trọng hơn giá trị vật chất, nên ông không hề giận và bận tâm 🤡đến những lời bàn tán về mình.
Gần 20 năm qua, nghe phong thanh đâu có đồ cũ là ông tìm đến. Song, theo ông, người chơi đồ cổ cũng phải có duyên. 5 năm trước, cụ bà ở làngꦚ bên có chiếc ghè rất quý, ở thân ghè có dán một miếng đá nhỏ (người đồng bào quan niệm, ghè nào có miếng đá đó rượu sẽ ngon và ngọt hơn). Suốt nhiều năꦰm, tháng nào ông cũng sang hỏi vài lần, tìm đủ mọi cách để mua chiếc ghè nhưng bà không bán. Hôm rồi có người sưu tầm đồ cổ ở nơi khác đến, bất ngờ bà lại bán, khiến ông tiếc nuối.
Cỡ 10 năm trở lại đây, ông bắt đầu tìm hiểu thêm các loại cưa, cuốc, bôn đá thời tiền sử. Sau nhiều năm mày mò, ông đặt giả thiết, người tiền sử đã dùng rìu đá để cưa, vuốt câ෴y, chứ không cuốc hay chặt cây. "Cuốc chỉ xuất hiện từ thời đại kim khí, vì con người khi cuốc đất, miệng phát ra từ cuốc", ông suy luận.
Khi căn nhà không còn chỗ trống, ông Hư🐎ng đành mang những viên đá ra để la liệt ở hiên nhà, ngoài sân. Ở trên cây ꧅cổ thụ trước nhà, căn lều ông đang dựng dang dở, mục đích tái hiện cuộc sống trên cây của người xưa và sắp sếp lại những hiện vật.
Song dự định ấy phải tạm dừng vì vợ chồng ông đang tập trung lo cho con gái đầu vào Đại học Y Dược Huế, với tổng điểm🐽꧃ 28. Đứa con gái út chuẩn bị vào lớp 4.
Hôm rồi, bà Hà Thị Thủy bà bàn bạc với chồng, tính bán vài cặp chiêng trang trải cuộc sống, sửa lại mái nhà dột nát và lo cho hai đứa con ăn học, nhưng ông một mực từ chối, bảo cái gì bán được 🌌chứ những món đồ mang giá trị nguồn cội, tâm linh, văn hóa thì không thể. May mắn hai vợ chồng ông có gần 10 ha đất vườn, vừa rồi họ định bán một ít nhưng giá cả thấp quá nên chưa thỏa𝔍 thuận.
Tiến sĩ Lê Hải Đăng, Viện khảo cổ học, đánh giá các món đồ của ông Hưng mang giá trị nghiên cứu khảo cổ học tiền sử ở Tây Nguyên và bản địa, nếu khai thác hiệu quả thì nó khơi dậy tính cộng đồng rất cao. Đ🎉ặc biệt, bộ sưu tập có nhiều hiện vật thể hiện chứng cứ về một quy trình sản xuất công cụ đá tại chỗ ở Tây Nguyên.
"Bộ sưu tập lớn như vậy, nhưng không có sự kết hợp giữa người sưu tập và cơ quan quản lý dẫn đếnဣ sự bế tắc", tiến sĩ Đăng nóꦇi và mong muốn ông Hưng phối hợp cùng cơ quan chức năng địa phương đánh giá, phân loại, làm bảo tàng cộng đồng bằng việc xã hội hóa...
Trần Hoá