Sáng 19/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM diễn ra cuộc họp của Hội đồng t𝓀hẩm định chuyên môn nhằm xem xéꦯt lại giá trị các tác phẩm trong triển lãm chủ đề "Những bức tranh từ châu Âu trở về", đang diễn ra ở bảo tàng này.
Đây là cuộc họp kín giữa các chuyên gia uy tín của làng mỹ thuật trong nước, có cꦰả sự góp mặt của ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm.
Sau cuộc họp, chiều 19/7, Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM có thông cáo📖 chung để gửi lời xin lỗi đến khán giả. Thông cáo cho biết: "15 bức tranh thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung đang tr🐲iển lãm tại bảo tàng không phải bản vẽ do tác giả đứng tên thực hiện". Điều này đồng nghĩa với việc số tranh này đều là tranh giả.
Ngoài ra, hai 𝓡bức tranh còn lại trong bộ sưu tập đề tên Tạ Tỵ và họa sĩ Sỹ Ngọc được kết luận là tác phẩm mạo danh chữ ký tác giả. Trong đó, bức đề Tạ Tỵ đã được họa sĩ Thành Chương lên tiếng cho biết thực chất đây là tranh của ông vẽ vào k🌳hoảng năm 1970-1971. Còn bức đề tên họa sĩ Sỹ Ngọc chưa được xác định danh tính người vẽ.
Từ kết luận của Hội đồng ch🎀uyên môn, Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM đang xúc tiến đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền tạm giữ tất cả 17 bức tranh thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung để phục vụ công tác điều tra. Theo ông Trịnh Xuân Yên - phó Gi꧙ám đốc Bảo tàng - từ kết luận này, chỉ có cơ quan công an, hình sự mới có thể xác định được động cơ phía sau những bức tranh bị mạo nhận là của danh họa Việt Nam.
Từ ngày 10/7, Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM mở cửa triển lãm chủ đề "Những bức tranh từ châu Âu trở về" nhằm giới thiệu 17 tác phẩm của các danh họa thuộc thế hệ Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1924 - 1945). Trong đó có các bức được gắn tên bộ tứ danh họa Nghiêm - Liên - Sáng - Phái. Chủ nhân bộ sưu tập là nhà sưu tầm Vũ Xuân Chung. Triển lãm có kế 𒀰hoạch kéo dài đến ngày 21/7.
Sau khi phòng🔯 triển lãm này mở cửa đón công chúng đến thưởng lãm, giới mỹ thuật lẫn khán giả yêu tranh đã có rất nhiều ý kiến về tính nguyên gốc và chất lượng, giá trị của các tác phẩm ở đây.
Trong khi giới chuyên môn phản ứng gay gắt về độ xác thực và giá trị các bức tranh, nhà sưu tập Vũ Xuân Chung khẳng định với Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM trước đó rằng ông tin tưởng vào ông Jean François Hubert - người bán 17 tác phẩm này cho ông. Jean François Hubert là chuyên viên thẩm đ𒊎ịnh tranh Việt Nam của nhà đấu giá nghệ thuật Christie’s Hong Kong.
>> Xem thêm: