"Từ những tấm áp phích ở các bến xe buýt và bến tàu điện ngầm, đến những giới thiệu trên các trang mạng xã hội hay nền tảng nội dung, từ những quảng cáo được lồng trong phim và các chương trình tạp kỹ truyền hình, đến quảnౠg bá từ những người phát trực tiếp, quảng cáo y khoa thẩm mỹ đang tràn lan", People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng trong bài xã luận hôm 14/9.
Theo bài báo, một số quảng cáo gắn ngoại hình đẹp với "phẩm chất cao", "cần cù" và "thành công", bịa đặt những câu chuyện về "phẫu ဣthuật thẩm mỹ🤪 thay đổi vận mệnh" và xuyên tạc nhận thức thẩm mỹ.
Sự chỉ trích đối với lĩnh vực này được đưa ra khi các nhà quản lý Trung Quốc siết chặt chấn chỉnh diện rộng đối với các ngành từ công nghệ, giáo dục đến quyền 🌞sở hữu để tăng cường kiểm soát kinh tế, xã hội sau nhiều năm tăng trưởng không ngừng.
Cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc tháng trước soạn thảo hướng dẫn đ🧜ể điều chỉnh hoạt động quảng cáo y khoa thẩm mỹ, nói rằng chúng đang khiến xã hội lo lắng về ngoại hình của mọi người.
Nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ hoặc thủ thuật thẩm mỹ bùng nổ ở Trung Quốc những năm gần đây. Các phẫu thuật làm mắt to hơn hoặc m💛ũi cao hơn thường phổ biến nhất. Tuy nhiên, ngành phẫu thuật thẩm mỹ bị chỉ tríc൩h vì không cảnh báo rủi ro cho mọi người.
Hồi tháng 7, một người 3🌟3 t💟uổi có ảnh hưởng trên mạng xã hội Trung Quốc đã chết vì biến chứng sau khi thực hiện thủ thuật hút mỡ.
Thị trường phẫu thuật thẩm mỹ ở Trung Quốc dự kiến tăng lên 300 tỷ NDT (46,54 tỷ USD) năm 20ꦰ22, hãngꦬ thông tấn Xinhua tháng trước dẫn báo cáo của Hiệp hội Tạo hình và Thẩm mỹ Trung Quốc cho hay.
Huyền Lê (Theo Reuters)