"Các vùng biển quanh Trung Quốc sẽ sớm tràn ngập hàng không mẫu hạm nước ngoài với mục tiêu đối phó Bắc Kinh. Anh dự kiến triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay đến tây Thái Bình Dương sớm nh🎃ất vào đầu năm 2021, còn Ấn Độ đang xem xét phát triển tàu sân bay thứ ba", Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, viết trong bài xã lu𝕴ận đăng tối 1/12.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hồi tháng 11 thông báo tàu sân bay HMS Queen 💦Elizabeth năm sau sẽ dẫn dầu nhóm tác chiến hải quân Anh và đồng minh hiện diện ở Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và Đông Á trong "đợt triển khai tham vọng nhất suốt 20 năm". Lực lượng này dự kiến diễn tập cùng hải quân Mỹ và Nhật Bản tại chuỗi đảo Nansei, tây nam Nhật Bản.
Tư lệnh hải quân Ấn Độ Karambir Singh đang thúc đẩy chính phủ đầu tư dự án tàu sân bay 🍨thứ ba với lượng giãn nước 65.000 tấn và trang bị máy phóng điện từ (EMALS). Chiến hạm này sẽ bổ sung lực lượng cho tàu INS Vikradimatya trong biên chế và tàu sân bay nội địa INS Vikrant đang chạy thử, nhằm "đối phó kế hoạch phát triển hạm đội 6 hàng không mẫu hạm của Trung Quốc".
"Các tàu sân bay Anh và Ấn Độ nhiều khả năng sẽ gặp vấn đề kỹ thuật, trong khi Trung Quốc đang sở hữu những tên lửa đạn đạo diệt hạm khiến tàu hàng không mẫu hạm M♉ỹ lo sợ. Điều này khiến các tàu sân bay Anh, Ấn Độ không có ảnh hưởng về mặt quân sự và chỉ là chiêu trò chính trị", bà✤i viết có đoạn.
Chuyên gia quân sự Song Zhongping tại Hong K꧙ong cho rằng HMS Queen Elizabeth chưa đạt khả năng chiến đấu đầy đủ, 🀅phi đoàn trên hạm cũng nó cũng chưa sẵn sàng làm nhiệm vụ.
HMS Queen Elizabeth là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử hải quân Anh, được đặt theo tên Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Tiêm kích Anh chưa triển khai làm nhiệm vụ trên tàu, số chiến đấu cơ ꦛF-35B trên tàu hiện nay thuộc biên chế Phi đoàn tiêm kích số 211 thủy quân lục chiến Mỹ. "Điều tàu sân bay chưa sẵn sàng chiến đấu đến tây Thái Bình Dương chỉ làm🌳 lộ những điểm yếu của nó", ông nhận xét.
Song cũng cho rằng Ấn Độ nên tập trung hoàn thành INS Vikrant, tàu sân bay nội địa đầu tiên của nước này, trước khi xem xét chế 🐎tạo chiếc thứ ba trong biên chế.
Chương trình đóng tàu INS Vikrant liên tục bị chậm kế hoạch và đội vốn. Quá trình thiết kế bắt đầu từ năm 1999, lễ khởi đóng diễn ra vào tháng 2/2009. Khung thân tàu rời xưởng cạn cuối năm 2011 và lễ hạ thủy được tổ chức saওu đó gần hai năm. INS Vikrant dự kiến bắt đầu thử nghiệm trên biển từ tháng 1/2021 và có thể được bàn giao cho hải quân Ấn Độ vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2020. Dự án đã tiêu tốn gần 4 tỷ USD trong suốt 10 năm chế tạo.
"Ngành công nghiệp đóng tàu yếu kém của Ấn Độ khiến dự báo này mang tính lạc quan quꦇá mức. Ngay cả khi được đưa vào biên chế, nó vẫn có thể đối mặt nhiều trục trặc kỹ thuật", Song ♛nhận định.
Bài v🎀iết trên Global Times cho rằng Ấn Độ có thể phải dựa vào Mỹ để phát triển tàu sân bay thứ ba, trong đó ứng dụng nhiều công nghệ như lò phản ứng hạt nhân, EMALS và tiêm kích hạm. "Điều này chỉ khiến New Delhi ngày càng phụ thuộc Washington", Song nói thêm.
Các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo Anh và Ấn Độ cũng phải lo lắng về những hệ thống tên lửa đạn đạo diệt hạm, nhất là sau vụ thử hai quả đạn DF-21D và DF-💝26 nhằm vào mục tiêu di động trên Biển Đông để "răn đe tàu sân bay Mỹ". ♐Tuy nhiên, họ cho rằng hai nước sẽ không định dùng tàu sân bay để đối đầu quân sự với Bắc Kinh.
"Họ chỉ muốn chứng tỏ sự hiện diện quân sự, năng lực tác chiến của các tàu sân bay không phải trọng tâm. Chúng có thể hỗ trợ hải quân🎶 Mỹ bằng cách tạo thành nhiều nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm, nhưng chủ lực vẫn sẽ là các tàu sân bay Mỹ", Song nhận xét.
Vũ Anh (Theo Global Times)