꧃Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Châu Âu cho hay khu vực này đã chứng kiến số ca nhiễm Covid-19 mới tăng gấp ba lần trong vòng 6 tuần qua, với gần 3.000 người tử vong mỗi tuần. Đặc biệt, không chỉ nCoV, rất nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm đường hô hấp khác cũng đang bùng phát, đe doạ nguy cơ chồng chéo các dịch bệnh... Tiến sĩ Hans Henri P. Kluge - Giám đốc WHO khu vực Châu Âu, cho rằng đây là những "điểm mù" nguy hiểm trước làn sóng Covid-19 mới.
♚Việt Nam đang ghi nhận sự gia tăng trở lại các ca bệnh Covid-19, với nguy cơ xuất hiện BA.2.75, biến chủng phụ lây nhanh nhất dòng Omicron. Trong bối cảnh đó, BS.CKI Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cảnh báo vào mùa thu – đông, các mầm bệnh truyền nhiễm đường hô hấp khác, nhất là phế cầu khuẩn và cúm, cũng có thể bùng phát mạnh mẽ.
𒐪"Covid-19 và các bệnh hô hấp này có điểm chung là đều tấn công, tàn phá các mô phổi đầu tiên và nặng nề nhất. Nếu đồng nhiễm, bội nhiễm cả Covid-19 và các bệnh như cúm, viêm phổi do phế cầu, phổi sẽ bị tàn phá nặng nề, tỷ lệ tử vong tăng cao", BS Chính nhấn mạnh.
ꦫCác nhà nghiên cứu phát hiện trong đại dịch Covid-19, một nửa số ca tử vong do Covid-19 có biểu hiện đồng nhiễm virus, vi khuẩn. Trong đó phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là tác nhân gây bệnh đồng nhiễm phổ biến nhất trong đại dịch Covid-19. Bệnh nhân Covid-19 bị đồng nhiễm với các bệnh hô hấp có nguy cơ tử vong cao gấp 5,82 lần so với bệnh nhân Covid-19 không bị đồng nhiễm. Tình trạng đồng nhiễm, bội nhiễm có thể dẫn đến biến chứng hoặc thậm chí gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao gồm: phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh lý nền.
𒈔Theo BS Bạch Thị Chính, phế cầu khuẩn nguy hiểm không kém Covid-19. Những người từng mắc Covid-19 hoặc mắc nhiều lần, nếu tái nhiễm virus này hoặc để phế cầu tác động thêm một lần nữa, phổi sẽ quá sức chịu đựng gây viêm phổi nặng, tắc mạch phổi thậm chí suy hô hấp cấp tiến triển.
Trong khi đó, theo thông tin trên tạp chí y khoa The Lancet🐼, người trưởng thành nhập viện do đồng nhiễm Covid-19 và cúm làm tăng nguy cơ bệnh nặng, phải thở máy đến 4 lần, nguy cơ tử vong tăng đến 2,4 lần so với người bệnh Covid-19 đồng nhiễm loại virus khác.
ꦇCovid-19 và bệnh cúm đều có thể gây ra các biến chứng bao gồm: viêm phổi; suy hô hấp; hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS); tổn thương tim; suy đa cơ quan; tình trạng bệnh mạn tính trở nên tồi tệ hơn; viêm não hoặc viêm các mô cơ; nhiễm trùng thứ phát (nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm có thể xảy ra ở những người đã bị nhiễm cúm hoặc Covid-19).
💫Theo BS Chính, trước làn sóng Covid-19 đang nóng lên trên toàn thế giới, số F0 nhập viện tăng cao trở lại, việc chủ động bảo vệ phổi là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh việc tiêm vaccine Covid-19, hiện nay Việt Nam đang lưu hành một số loại như vaccine cúm và vaccine phế cầu có tác dụng bảo vệ phổi, phòng ngừa các bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa cấp tính,... tránh đồng nhiễm cùng Covid-19, loại trừ những triệu chứng dễ nhầm lẫn, đặc biệt có khả năng bảo vệ chéo với Covid-19.
🍃Đối với vaccine phế cầu, người lớn chỉ cần tiêm một mũi là đã tạo được kháng thể bảo vệ lâu dài. Vaccine cúm cần nhắc lại hằng năm để duy trì khả năng bảo vệ tốt nhất cho cơ thể vì virus cúm thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên.
🌊Bên cạnh chủ động tiêm vaccine tăng cường đề kháng hô hấp, người dân cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài; rửa tay sạch với xà phòng và nước hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với các bề mặt công cộng; vệ sinh môi trường sống sạch sẽ và thông thoáng; chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý tăng cường sức khỏe.
🏅Biến thể mới của Covid-19 nguy hiểm ra sao? Vì sao nhiều người tái nhiễm? Đồng nhiễm hoặc bội nhiễm Covid-19 cùng phế cầu khuẩn nguy hiểm như thế nào?... Tất cả những thắc mắc trên sẽ được các chuyên gia giải đáp trong chương trình tư vấn trực tuyến "Cập nhật tình hình Covid-19, viêm phổi do phế cầu và các bệnh nguy hiểm giữa đại dịch", phát sóng vào 20h ngày 19/8. Chương trình do Hệ thống tiêm chủng VNVC thực hiện, phát trên fanpage VnExpress💎. Tham gia tư vấn có các chuyên gia hàng đầu: BS Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên Chi hội truyền nhiễm TP HCM; BS.CKI Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC; TS.BS Lê Khắc Bảo - Phó Chủ tịch hội Y học giấc ngủ Việt Nam. ൲Để được các chuyên gia giải đáp ngay trong chương trình, độc giả có thể đặt câu hỏi . |
Hiếu Nguyễn