Đây là một trong những sáng kiến của Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam (thuộc Tổng cục Lâm Nghiệ꧙p) và tổ chức Humane Society International, nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về quy định pháp lý đối với hành vi mua, bán, vận chuyển sừng tê giác; từ đó nhằm giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam.
Theo nhận định của Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam, hiện trên thế giới còn khoảng 28 nghìn con tê giác trong tự nhiên. Hai trong số 5 p🎉hân💟 loài tê giác phân bố ở châu Phi và ba phân loài còn lại phân bố ở châu Á.
Năm 2013, tại khu vực châu Phi - nơi có nhiều quần thể tê giác nhất sinh sống đã có 946 con bị săn trộm, và đe dọa tính mạng. Các đối tượng giết hại tê giác là để lấy sừng, phục vụ cho nhu🌠 cầu ở châu🎉 Á, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù kết quả nghiên cứu khoa học của các tổ chức quốc tế và trong nước cho thấy sừng tê không có tác dụng chữa bệnh, nhưng vẫn có những lời đồn thổi về công dụng chữa bệnh ung thư hoặc hạ sốt. Một sไố người còn tin dùng sừng tê giácꦗ để giải rượu, thể hiện đẳng cấp. Trong khi, thực tế, sừng tê có cấu tạo bằng chất keratine, hoàn toàn giống với móng tay của con người. Để giúp tê giác không bị săn trộm, người ta đã tiêm các hóa chất độc hại vào sừng tê giác.
Là cơ quan bảo ♑tồn động vật hoang dã, ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cho biết, trong những năm gần đây, loài tê giác ♏đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng, nhiều cá thể đứng trước bờ vực tuyệt chủng, trong khi nhu cầu sử dụng sừng tế giác vẫn còn phổ biến.
Tân Trung