- Ngoài mối lương duyên âm nhạc, chị và nhạc sĩ Quốc Dũng còn nhờ âm nhạc mà nên nghĩa vợ chồng. Trải qua 15 năm gắn bó, chuyện tình yêu của hai người có điều gì thật đặc biệt?
- Đó là duyên nợ. Không hẹn mà gặp, cả hai cùng đến với nhau. Khi gặp Quốc Dũng lần đầu tiên tại Đài truyền hình TP HCM, tôi đã nghĩ người đó sẽ là chồng mình. Đúng như định mệnh, đám cưới ⛦được tổ chức sau 3 tháng quen nhau.
Có lẽ điều đặc biệt là chúng tôi hợp nhau về nghề nghiệp. Cả anh và tôi đều không chịu nổi chuyện mình phải sống chung với một người không 🐟biết gì về âm nhạc. Vì th♓ế, ngoài tình vợ chồng, chúng tôi còn là bạn. Khi tôi muốn hát, tôi sẽ bàn bạc với anh. Tôi hát, còn anh hòa âm.
Ca sĩ Bảo Yến. Ảnh: Phạm Hoài Nam. |
- Chị mang quan niệm gì vào cuộc sống hôn nhân ấy?
- Tôi quan niệm, vợ chồng sống với nhau như một hợp đồng ngắn hạn, qua trung hạ♔n sẽ đến dài hạn. Còn tình cảm thì mong manh lắm, tựa như sợi chỉ. Nếu chùng sẽ rối, nếu căng sẽ đứt. Trách nhiệm giữ cho sợi dây ấy lâu bền thuộc về phụ nữ, có khi là cả sự chịu đựng...
- Nói vậy có vẻ như chị đã là người vợ từng chịu đựng chồng?
- Tôi chịu đựng sự bay bướm, lãng mạn của chồng với những người phụ nữ khác, vì suy cho cùng đó là cảm xúc cho anh sáng tác. Khi tôi tìm đến kinh kệ, ngồi t💯hiền, chúng tôi sống ly thân. Được nước, anh càng bồ b🙈ịch, có khi còn nói những câu bạc lòng. Dù không tìm hiểu nhưng bạn bè đều kể cho tôi nghe, anh bồ bịch với ai, ở đâu, bao nhiêu tuổi, làm nghề gì, nhưng tôi không trách họ, chỉ trách anh.
Lúc đꦕó, tôi rất đau khổ, nghĩ mình là người phụ nữ bất hạ🐻nh. Nhưng sau này ngẫm lại, có khi sự không trọn vẹn lại hóa hay. Anh được tự do sống, tự do sáng tác. Chính vì điều đó mà đi đâu, anh cũng trở về.
- Nhưng trước khi anh trở về, hình như chị đã công khai tuyên bố mình từng có những phút xao lòng như một hành động trả đũa. Chị nói sao?
- Nếu không thể sống với nhau nữa, tôi sẽ chọn giải pháp chia tay chứ không bao giờ có ý nghĩ "trả đũa" chồng. Thật ra những gì tôi nói với công chúng chồng tôi đều biết, tôi đã tâm sự hết với anh. Anh ấy luôn tôn trọng tự do của tôi cũng như tôi đã để anh tự do lựa chọn giữa tôi và người đàn b🦄à khác. Tuy nhiên với tôi, tất cả đều dừng lại ở chừng mực để giữ cho gia đình yên ấm.
- Dù dừng lại (một cách đúng mực) hay không thì đó cũng là ngoại tình. Chị nghĩ thế nào khi đối với văn hóa Á Đông, người phụ nữ ngoại tình thì không thể chấp nhận được, thậm chí còn là tội lỗi?
- Tình yêu là một điều nhiệm🌞 màu, tình yêu th🎀ật sự lại càng thiêng liêng hơn. Tôi tôn trọng tình yêu của anh Dũng và anh Dũng tôn trọng tình yêu của tôi. Do ý thức của hai người, không ai xâm phạm ai, bởi có ai đi ngăn cản tình yêu bao giờ.
- Một cuộc hôn nhân không có bóng dáng của sự ghen tuông, ích kỷ, khát vọng sở hữu cũng không. Điều đó đồng nghĩa với một cuộc hôn nhân không tình yêu?
- Nếu không ghen tuông, không ích kỷ, không khát vọng sở hữu, tôi đã không đau khổ và ꧙chấp nhận để giữ gìn gia đình. Tất cả điều đó hòa trộn và biến thành sức mạnh chịu đựng của tôi.
- Giả sử chồng chị không phải là người nổi tiếng, chị cũng chẳng sống vì công chúng, chị nghĩ sao về cái quyền được chung sống với người đàn ông chung thủy?
- Hầu như đàn ông xưa nay đều ngoại tình. Tôi ít thấy người nào một lòng với vợ, bởi vì trước sức quyến rũ của người phụ nữ... không phải vợ mình, người đàn ông không kìm lòng nổi, và cũng ít khi họ có ý thức phải kìm lòn🐓g.
(Theo Mỹ Thuật)