"Vinh quang này sẽ không kéo dài mãi", Pep Guardiola nói trong mùa cuối cùng dẫn dắt Barca năm 2012. "Không sớm thì muộn, chúng ta sẽ ngừng thắng. Đó là lúc phải xem liệu chúng ta c﷽🏅òn tin tưởng vào lối chơi của chính mình hay không".
Barca đã quá quen với thành công cho đến lúc đó. Tro🦹ng bốn năm, Guardiola cùng học trò nâng 14 trong 18 danh hiệu có thể, bao gồm hai Champions League và ba La Liga. Mọi thành viên Barca đều tự hào về những thành tựu đạt được đó, nhờ vào những sản phẩm cây nhà lá vườn và lối chơi cuốn hút mà họ cho là DNA của đội bóng.
Gần một thập kỷ sau, có t🌱hể nói Barca đã ngừng thắng.
Danh hiệu Champions League gần nhất là năm 2015, còn hai mùa gần đây họ chỉ đem về duy nhất chiếc Cup Nhà vua. Vấn đề nghiêm trọng hơn ở Camp Nou là Guardiola đã đúng. Barca đã đánh mất niềm tin vào chính lối chơi của họ.
Khoản nợ 1,5 tỷ USD là vấn đề lớn, nhưng gia đình Barca còn đau lòng hơn khi thấy đội bóng mất niềm tin vào thứ DNA đặc biệt. Họ không chỉ mất sức cạnh tranh với các CLB hàng đầu ch🏅âu Âu, mà còn có nguy cơ đánh mất bản sắc đội bóng.
"Tôi không quên một câu nói của Guardiola rằng khi Barca thắng, đội bóng dễ dàng tin tưởng vào lối chơi", cựu tiền vệ Barca Sergi Samper nói với The Athletic. "Nhưng khi kết quả không tốt, chúng tôi sẽ tự vấn cách chơi của chính mình. Tôi không còn ở trong CLB nữa, nhưng nhìn từ bên ngoài, tôi có cảm giác họ đã đánh mất một phần triết lý đó. Triết lý này bao hàm lối chơi lẫn tư duy huấn luyện cầu thủ trẻ. Barca đã thay đổi nhiều, với những lãnh đạo mới. Nghĩa là bản sắc của chúng tôi đã mất, DNA cũng không còn".
Khi hỏi mọi người rằng ai hiểu rõ nhất về triết lý và bản sắc của Barca, có một cái tên luôn xuất hiện đầu tiên: Johan Cruyff. Barca đã cam kết phát triển cầu thủ trẻ và đề cao tài năng hơn thể chất, trong hàng chục năm qua. Nhưng đến thời Cruyff làm HLV giai đoạn 1988-1996, đội một và đội trẻ mới kết nối bền chặt.
Xavi Roca từng là cầu thủ trẻ bản địa, phát triển ở Barca và chơi cùng thời với Jordi Cruyff - con trai của Johan. "Johan không chỉ xem trận đấu của chúng tôi, mà ông ấy còn huấn luyện nữa", Roca nói. "Ông ấy có lúc còn vào sân chơi bóng cùng và truyền đạt tư tưởng, triết lý của ông ấy với bóng đá. Khi còn làm đội trưởng Barca B, tôi thường chơi cùng một vài cầu thủ đội một. Các anh ấy có thể vừa hồi phục chấn thương hoặc không có cơ hội thi đấu. Tôi vẫn nhớ có ngày được tập cùng Romario, và anh ấy thậm chí đến muộn".
Sự gắn kết giữa đội trẻ và đội một Barca tiếp tục duy trì dưới trướng nhiều HLV sau đó như Louis van Gaal, Frank Rijkaard và đặc biệt là Guardiola. Ông từng trao màn ra mắt cho Sergi Roberto ở bán kết Champions League với kình địch Real Madrid ngay tại Bernabeu. Samper cũng là một ví dụ khi anh từng được Guardiola đôn lên tập cùng những siêu sao khi mới 18 tuổi. Anh rèn luyện mỗi ngày cùng Lionel Messi, Xavi hay Andres Iniesta. Samper nói rằng lên đội một không quá khó như mọi người vẫn 🔯nghĩ, vì anh đã dành cả một thập kỷ trước đó để chuẩn bị.
Kể từ thời Cruyff, mọi đội bóng ở Barca đều tập luyện theo triết lý "Juego de posicion". Họ dùng bốn vạch kẻ dọc và vài đường kẻ ngang để chia sân tập thành nhiều ô hình chữ nhật. Cầu thủ đứng ở mỗi ô sẽ có nhiệm vụ riêng, tuỳ vào vị trí bóng ở ô nào. Các buổi tập sẽ hướng tới nhiệm vụ kiểm soát bóng bằng cách để cầu thủ di chuyển và tạo ra nhiều lựa chọn chuyền bóng nhất có thể. Các bài tập giữa các đội ở mọi lứa tuổi đều giống hệt nhau, dù là cầu thủ 8 tuổi hay nhà vô địch World Cup.
"Ước mơ của tôi là chơi cho Barca", Samper nói. "Khi còn rất nhỏ, tôi đã đến Camp Nou để xem bóng đá. Cả nhà tôi đều là hội viên Barca. Trong nhiều năm liền, đội một gồm toàn cầu thủ trưởng thành từ La Masia. Phần lớn trong đó có cơ hội tập cùng đội một từ khi còn rất trẻ. Quá trình đó với tôi rất bình thường. Các bài tập và lối chơi của các đội đều giống nhau, từ khi còn trẻ đến lúc lên đội một. Chúng tôi dựa vào trí nhớ để biết các đồng đội sẽ di chuyển tới vị trí nào. Sơ đồ 4-3-3 là hệ thống duy nhất mà chúng tôi sử dụng từ khi còn nhỏ. Chúng tôi chơi theo bản năng mà không cần duy nghĩ. Dĩ nhiên chơi cho đội một nhiều áp lực hơn vì cả thế giới đang dõi theo bạn. Nhưng cách chơi của chúng tôi vẫn không đổi, vẫn làm những gì chúng tôi đã luyện tập suốt".
Sự nghiệp của Samper không diễn ra như ý, dù anh mới 26 tuổi. Sau chuỗi chấn thương nghiêm trọng, Samper đang chơi cùng Iniesta ở J-League cho Vissel Kobe.
Samper thuộc lứa cầu thủ tài năng của La Masia, suýt vô địch giải hạng Hai mùa 2013-🤪2014 dưới trướng Eusebio Sacristan. Nhưng, không cầu thủ nào trong đội hình năm đó tìm được chỗ đứng ở đội một, từ Sandro Ramirez đến Sergi Gomez hay Jordi Masip.
"Barca B dùng nhiều cầu thủ trẻ mùa đó, và thành tích đứng thứ ba ngoài sức tưởng tượng", Samper nói. "Chúng tôi có cảm giác sẽ có rất nhiều thành viên được lên đội một trong tương lai. Nhưng đội một khi đó đang ở đẳng cấp không thể tưởng tượng nổi, với những cầu thủ giỏi nhất đang ở đỉnh cao sự nghiệp. Vì thế đường lên đội một của chúng tôi bị cản trở".
Đúng là Barca sở hữu đội một tuyệt vời ꦏlúc đó. Hè 2014, họ còn chiêu mộ thêm Luis Suarez, Marc-Andre ter Stegen và Ivan Rakitic. Dưới trướng Luis Enrique, Barca đoạt cú ăn ba trong năm kế tiếp.
Một phần DNA của Barca là chí🧜nh sách chiêu mộ những ngôi sao quốc tế, từ chính Cruyff đến Diego Maradona, Ronald Koeman, Hristo Stoichkov hay Ronaldinho. Ngay trong đội hình Guardioဣla cũng có Dani Alves và Javier Mascherano.
Vấn đề với Barca là họ đem về những bản hợp đồng tầm trung chỉ để lấp đầy đội hình như Andre Gomes, Paco Alcacer, Aleix Vidal, Paulinho, Yerry Mina hay Douglas. Những cầu thủ này thường gặp khó khăn trong môi trường chiến thuật đặc biệt ở Barca. Những cầu thủ trẻ từ La Masia được chuẩn bị tốt hơn nhưng lại bị chặn đường lên đội một bởi những tân binh như trên.
"Dĩ nhiên họ là rào cản với chúng tôi", Samper nói. "Barca cần ký hợp đồng với cầu thủ từ bên ngoài, vì chúng tôi muốn đoạt mọi danh hiệu. Nhưng, Barca chỉ nên chiêu mộ những cầu thủ có thể tạo ra khá✱c biệt. Còn những vị trí dự bị nên ưu tiên cầu thủ cây nhà lá vườn. Đôi khi những bản hợp đồng của Barca không cải thiện được đội hình. Có nhiều cầu thủ trẻ của La Masia sẽ làm tốt hơn nếu có cơ hội thể hiện. Barca gặt hái kết quả tốt nhất khi⛎ sở hữu nhiều cầu thủ tự đào tạo".
Kể từ khi Sergi Roberto ra mắt năm 2011 đến Ansu Fati tám năm sau, Barca đã chi hơn 925 triệu USD vào chuyển nhượng. Nhưng, không cầu thủ La Masia nào chiếm được vị trí chính thức ở đội một trong thời gian đó.
Những người đào tạo trẻ phủ nhận rằng La Masia không có cầu thủ nào tài năng để đi lên. Francisco Javier Garcia Pimienta hiểu rõ tình trạng này hơn bất cứ ai. Ông từng là cầu thủ trẻ của Barca, ra mắt đội một dưới thời Cruyff, sau đó huấn luyện nhiều lứa trẻ La Masia và Barca B giai đoạn 2018-2021.
"Thế hệ sinh năm 1995-1996 từng vô địch U19 châu Âu năm 2014 có nhiều cầu thủ rất giỏi", Pimienta nói với The Athletic. "Nhưng không cầu thủ nào trong đội hình đó được lên đội một. Chỉ có một người được chơi nhiều hơn vài trận, đó là Munir El-Haddadi. Tôi từng huấn luyện lứa cầu thủ sinh năm 1999-2000, và chúng tôi cũng vô địch U19 châu Âu ba năm trước. Rất nhiều cầu thủ lứa này đủ khả năng lên đội một".
Đồng môn của El-Haddadi bao gồm Adama Traore của Wolverhampton, hay thủ môn Ajax Andre Onana. Lứa 1999-2000 của Pimienta có tiền vệ Riqui Puig, thủ môn Inaki Pena và hậu vệ Oscar Mingueza vẫn đang chơi cho Barca. Những cầu thủ khác đã dạt sang những giải hàng đầu châu Âu như hậu vệ trái Juan Miranda ở Real Betis, Monchu chơi cho Granada, tiền vệ cánh Carles Perez tại Roma, tiền đạo Abel Ruiz ở Braga hay hậu vệ phải Mateu Morey ở Dortmund.
"Mấy ꦡđứa nhỏ đều đủ trình độ chơi cho đội một, nhưng chúng còn thiếu niềm tin của đội bóng", Pimienta nói thêm. "HLV đội một cần đặt cược vào những cầu thủ này. Thay vì đưa cầu thủ từ nơi khác về, họ nên trao cơ hội cho Monchu, Miranda hay một cầu thủ khác của Barca B. Các học trò của tôi đã chứng minh được chúng đủ khả năng đi lên".
Có nhiều người nghi ngờ về việc những cầu thủ kể trên đủ khả năng chơi cho đội một Barca, vì họ cũng đang trôi dạt ở Nhật Bản, Wolverhampton, Roma hay Getafe. Điều đó cho thấy họ không đủ đẳng cấp với một đội bóng như Barca.
Nhưng, với những người tin vào triết lý của Cruyff, các cựu cầu thủ La Masia không thành công ở những CLB lớn khác không có nghĩa họ không thể thành trụ cột ở Camp Nou. Bởi Barca là trường hợp đặc biệt, định hướng cầu thủ trẻ chơi theo cách riêng để chuẩn bị lên đội một. Lợi thế của triết lý này là họ không mất nhiều thời gian hoà nhập với đội một. Nhưng bất cập ở chỗ nếu họ gia nhập đội bóng khác, chơi với triết lý khác, họ phải thích nghi từ đầu và có thể thất bại.
Hiếm có ai hiểu về hệ thống đào tạo trẻ Barca như Albert Puig. Ông làm việc ở Barca giai đoạn 2003-2014, đi từ một trinh sát viên lên giám đốc học viện.
Ông Puig cho rằng mô hình ở La Masia tạo cho cầu thủ trẻ nhiều cơ hội thi đấu cho đội một Barca, hơn hẳn ở những CLB khác. Ngay cả những cầu thủ nhiều lần vô địch Champions League cũng khó thành huyền thoại nếu họ không được trao cơ hội ở tꦓhời điểm thíc🎃h hợp.
"Cần phải đặt câu hỏi rằng liệu một cầu thủ không thể lên đội một là vì không đủ tài năng hay thiếu cơ hội", Puig nói. "Xavi, Messi và Iniesta đều là tài năng hiếm có. Nhưng Busquets, Puyol hay Jordi Alba sẽ không thể vươn tới đẳng cấp như bây giờ nếu không được trao cơ hội và sự tự tin. Họ có tài năng, nhưng cũng cần cơ hội. Kể từ khi Pep ra đi, Barca đã không trao nhiều cơ hội cho các cầu thủ trẻ".
Cũng có một người không thuộc Barca tin vào quan điểm này, đó là trung vệ Juventus Leonardo Bonucci. Anh từng nói với The Athletic: "Barca từng đoạt vinh quang liên tiếp là nhờ lịch sử đội bóng, từ thời Cruyff. Guardiola đôn lên đội một những cầu thủ trẻ mà chưa ai nghe tên. Sau đó có khoảng ba, bốn cầu thủ hàng đầu trong đội sẽ truyền đạt triết lý cho các cầu thủ trẻ mới lên. Cầu thủ trẻ có tài năng nhưng chưa có kinh nghiệm. Nhờ các đàn anh dìu dắt, họ tiến bộ nhiều qua năm tháng".
Thế hệ vàng của Barca gần như đã không còn, sau khi Messi ra đi hè 2021. Dưới thời Chủ tịch Sandro Rosell hay Josep Maria Bartomeu, Barca đã chiêu mộ những cầu thủ hàng đầu thế giới để thay thế các huyền thoại giải nghệ, nhưng bất thành.
Barca phá két để đem về Ousmane Dembele, Philippe Coutinho hay Antoine Greizmann. Nhưng ngay cả họ lẫn những cầu thủ hạng trung đến Barca tám năm qua, đều không thể toả sáng trong môi trường đặc biệt ở Camp Nou.
"Rất khó hoà nhập với Barca nếu bạn không được làm quen với cách chơi như vậy khi còn nhỏ", Roca nói. "Từng là cầu thủ và giờ là giám đốc thể thao, tôi đã thấy rất nhiều cầu thủ giỏi nhưng không thấm nhuần được ‘Juego de posicion’. Họ không thể hoà nhập được ngay trên sân, nếu không được tập luyện trong triết lý này suốt nhiều năm. Đó là lý do vì sao những cầu thủ La Masia có lợi thế hơn những tân binh từ bên ngoài, khi chơi cho Barca".
Thật khó chỉ ra thời điểm những lãnh đạo Barca bắt đầu mất niềm tin vào DNA của đội bóng. Guardiola ra đi hè 2012, và cái chết của trợ lý Tito Vilanova hai năm sau, được coi là thời điểm thay đổi. Kể từ đó, không HLV nào ở Barca sẵn sàng trao nhiều cơ hội cho cầu thủ trẻ như thế.
"Điều quan trọng ở đây là cầu thủ trẻ không thể lên đội một, nếu HLV không cho phép", Giám đốc La Masia giai đoạn 2019-2021 Xavi Martin nói. "Guardiola đủ dũng cảm để tin dùng Pedro và Sergio Busquets, dù một năm trước đó họ chỉ chơi ở giải hạng Ba. Pep tin tưởng La Masia, và Vilanova cũng vậy. Dù thế nào Barca cũng cần một HLV tin tưởng cầu thủ trẻ. Dù cầu thủ có tiềm năng đến đâu, họ cũng không thể thành công nếu không có cơ hội thi đấu".
Những HLV gần đây của Barca, đặc biệt là Ernesto Valverde giai đoạn 2017-2020, đã chịu nhiều áp lực từ thượng tầng đội bóng. Rosell và Bartomeu đều thiếu niềm tin vào mô hình từng đem lại nhiều thành công cho Barca, theo nhà sử học Angel Iturriaga.
"Barca thành công khi mọi người cùng tin tưởng vào một mô hình vận hành", Iturriaga nói với The Athletic. "Rosell và Bartomeu không muốn kế thừa mô hình như thế, vì nếu Barca thành công họ sẽ không được ghi nhận. Họ muốn một mô hình mới mẻ, giống như 'Ngân hà' của Chủ tịch Real Madrid Florentino Perez, bằng cách chiêu mộ nhiều ngôi sao. Barca từng chinh phục châu Âu với tam tấu Messi, Suarez và Neymar dưới thời Enrique, nhưng thành công không có tính liên tục. Việc thay đổi mô hình vận hành dưới thời những chủ tịch và giám đốc khác nhau, khiến Barca trở thành đội hạng hai châu Âu như hiện nay".
Laporta sau khi đắc cử Chủ tịch nhiệm kỳ thứ hai, đã hứa sẽ đưa triết lý Cruyff trở lại. HLV Ronald Koeman từng chơi bóng dưới trướng Cruyff và có nhiều quan hệ với gia đình huyền thoại quá cố. Jordi Cruyff cũng trở lại trong vai trò cố vấn.
Tuy nhiên, những người đứng đầu Barca hiện tại chưa cho thấy niềm tin vào DNA đội bóng, từ hoạt động chuyển 𒐪nhượng đến màn trình diễn trên sân.
Hè 2021, Barca đem về những hợp đồng ngắn hạn như Sergio Aguero, 33 tuổi, hay Luuk de Jong, 31 tuổi. Còn tài năng trẻ như Miranda và Monchu được phép ra đi.
Đội bóng cũng không thể hiện được bản sắc "Juego de position" trên sân. Sơ đồ 4-3-3 gắn với thành công của Guardiola hay Pimienta cũng bị nghi ngờ. Koeman đã dùng sơ đồ ba trung vệ trước Bayern Munich, Benfica ở Champions League, và thử nghiệm 4-2-3-1 🍌trước Atletico Madrid tại La Liga. Họ thua cả ba trận này🍰, không ghi nổi bàn nào. Barca không chỉ thua, mà còn không chơi được theo cách riêng.
"Qua diễn biến chuyển nhượng gần nhất, tôi thấy Barca không còn tin vào La Masia", Iturriaga nói. "Koeman sẽ mãi là cầu thủ huyền thoại, nhưng ông ấy không phù hợp với Barca trong vai trò HLV. Ông ấy không tin tưởng hệ thống đào tạo trẻ cũng như lối chơi bản sắc của đội bóng. Mingueza và Ilaix Moriba được trao cơ hội mùa trước vì Barca thiếu cầu thủ. Họ không phải những tài năng lớn nhất, nhưng hợp triết lý của ông ấy".
Koeman đã nhiều lần lên tiếng về việc trao cơ hội cho cây nhà lá vườn, như tiền vệ Gavi 17 tuổi hay Nico 19 tu🌠ổi. Đặc biệt là Gavi, khi anh vừa ra mắt đội tuyển Tây Ban Nha và gây ấn t﷽ượng giúp Tây Ban Nha hạ Italy ở bán kết UEFA Nations League.
Nhưng điểm sáng duy nhất của Barca cần đây là chiến thắng 3-0 trước Levante cuối tháng 9 ở La Liga. Tỷ số đậm là một nhẽ, nhưng tự hào hơn khi chín cựu cầu thủ Barca B được sử dụng ở trận này, trong đó có Riqui Puig, Mingueza, hậu vệ trái 18 tuổi Alejandro Balde hay tài năng trẻ Fati. Chính Fati ghi bàn đẹp ấn định tỷ số, ngay trận đầu trở lại sau 10 tháng dưỡng thương.
"La Masia vĩ đại vì nó luôn sản sinh những cầu thủ rất giỏi", Pimienta nói. "Hàng năm thường có hai, ba cầu thủ đủ khả năng chơi cho đội một nếu họ được trao cơ hội. Chúng ta đã thấy trường hợp của Gavi và Nico mùa này. Họ hiểu rõ lối chơi của đội bóng và thi đấu với niềm tự hào của cầu thủ Barca chân chính. Barca thành công nhất là khi đội một gồm nhiều cầu thủ và HLV trưởng thành từ La Masia. Cầu thủ và HLV đều có cùng chí hướng và quan điểm bóng đá".
Tình hình tài chính khó khăn ở Barca có thể lại là tin vui với những người đi theo triết lý Cruyff và DNA Barca. Họ sẽ mừng nếu Barca được xây dựng xoay quanh các sản phẩm từ La Masia trong những năm tới. Họ sẽ phải chấp nhận rằng thực tế rằng danh hiệu nằm ngoài tầm với trong một thời gian. Nhưng, họ tin rằng một thế hệ vàng mới sẽ sớm xuất hiện và đủ khả năng thách thức các danh hiệu lớn nhất. Đây là cách tốt nhất để vượt qua khó khăn hiện tại và hướng tới thành công trong tương lai.
"Khi Barca thắng nhờ các cầu thủ La Masia, họ chơi đẹp mắt hơn và các CĐV phấn khích hơn nhiều", cựu giám đốc học viện Martin nói. "Khi Barca thua với các cầu thủ La Masia, người hâm mộ cũng ít buồn hơn. Họ thua, nhưng ít nhất họ đã dùng những cầu thủ bản địa. Rõ ràng khi có nhiều cầu thủ từ La Masia, Barca thắng nhiều nhất. Từ Chủ tịch đến nhân viên Barca cần tin tưởng và bảo vệ mô hình đó. Nếu không, triết lý sẽ không có tác dụng".
Người ngoài thường chế giễu bản sắc của Barca. Họ cho rằng thành công của Barca dưới thời Guardiola là may mắn sở hữu lứa cầu thủ tài năng hiếm có ở cùng thời điểm. Còn những người được phỏng vấn trong bài viết này đều không nghĩ rằng thành tựu của Barca trong quá khứ không liên quan gì tới may mắn.
Đội một Barca chơi tốt khi được tin tưởng toàn diện, cầu thủ trẻ được trọng dụng và lối chơi bóng ngắn duy trì qua từng vị trí của CLB, từ chủ tịch, HLV đội một đến người chăm sóc sân. Nhưng lúc này ở Barca, không phải ai cũng tin tưởng vào mô hình của đội bóng.
"Với tôi, mọi người không được 🗹nghi ngờ chút nào với DNA Barca", Samper nói. "Đội một cần trở thành hình mẫu cho các cầu thủ trẻ đi theo triết lý đó. Đấy là lợi thế của Barca so với các đội khác, và cũng là điểm là💫m nên sự khác biệt của họ. Chỉ tiếc là niềm tin đó đã phai nhạt".
Xuân Bình (theo The Athletic)