Năm 2013, Barca đã nghĩ đến chuyện bán Messi, khi số đường kiến tạo và bàn thắng của anh giảm nhẹ. Kh🐭i ấy, Chủ tịch Sandro Rossell hỏi thành viên chủ chốt trong CLB ở một cuộc trưng cầu rằng: Có nên bán Messi nếu nhận được một lời đề nghị hợp lý?
"Chỉ 2% hội viên muốn bán Messi", Rossell cười và nói nửa đùa nửa thật trong cuộc phỏng vấn với Catalan TV . "Tôi rất muốn gặp những người thuộc số 2% đó".
Theo The Athletic, các lãnh đạo Barca từng hơn một lần cân nhắc chuyện bán Messi. Cũng trong năm 2013, Rossell và ban lãnh đạo, trong đó có Josep Bartomeu, khi ấyꦛ còn là Phó Chủ tịch, đã toát mồ hôi trước đòi hỏi lương bổng rất cao của Jorge Messi, bố và cũng là người đại dꦗiện của M10. Mức lương, chế độ thưởng dành cho anh tăng một cách chóng mặt.
Hai năm sau, một cựu Chủ tịch Barca khác, Joan Laporta, tố cáo Chủ tịch đương nhiệm Bartomeu vì ông này "dám" hỏi các hội viên một lần nữa câu hỏi mà năm xưa Rossell đã đặt ra: Bán Messi hay không nếu có một đề nghị hợp lý? Đó là giai đoạn CLB vừa tậu Neymar với ꦜtham vọng biến anh thành người kế nhiệm Messi trong tương lai.
Mới đây, Laporta lật lại câu chuyện năm xưa ngay sau thảm bại 2-8 của Barca dưới tay Bayern ở tứ kết Champions League mùa này. "Tôi ngờ rằng Bartomeu đang muốn bán Messi", ông nói, thậm chí trước khi Messi gửi fax tới Bartomeu và ban giám 🐼đốc🃏 Barca bày tỏ nguyện vọng rời CLB.
Bartomeu đương nh🔴iên phủ nhận. Ngưới đứng đầu Barca lặp đi lặp lại rằng ông muốn thấy Messi kết thúc sự nghiệp trong màu áo CLB. Đội bóng nhanh chóng trả lời đội truyền thông của Messi cũng qua một bản fax, rằng họ hy vọng anh sẽ hồi tâm đổi ý, để tiếp tục ở lại cống hiến cho CLB. Tuy nhiên, các thông tin rò rỉ cho thấy, rất khó để lãnh đạo Barca giải quyết khúc mắc với Messi, dù họ kiên quyết không để anh ra đi miễn phí, thậm chí muốn áp đặt điều khoản giải phóng hợp đồng trị giá 700 triệu euro (khoảng 828 triệu USD).
222 triệu euro mà PSG dùng để mua lại hợp đồng của Neymar năm 2017 trở thành một cột mốc. Real Madrid cũng chỉ bán cầu thủ tuổi băm Cristiano Ronaldo sang Juventus với giá 100 triệu euro v♛ào năm 2018. Nó cũng có thể xem là một tiền lệ.
Đặt chủ nhân sáu Quả Bóng Vàng, 634 bàn và 34 danh🙈 hiệu trong 15 năm phụng sự Barca lên bàn đàm phán có v🐓ẻ là một sự phản trắc. Nhưng đây là thời điểm mà mọi ý tưởng cần phải được cân nhắc, hoặc nói cách khác, cần được tính toán cẩn thận, khi sự chủ động đã không còn nằm trong tay Barca nữa.
Cái lợi đầu tiên khi bán Messi là Barca sẽ nhận khoản phí chuyển nhượng khổng lồ, đồng thời giảm đáng kể gánh nặng trả lương vốn khiến ngân sách CLB thâm hụt lớn mỗi năm trong bối cảnh d🦂oanh thu sụt giảm vì Covid-19.
"Trong ngắn hạn, bán Messi mang về rất nhiều lợi thế cho Barca", Marc Menchen, Giám đốc Hiệp hội Kinh doanh thể thao 2Playbook nói trên The Athletic. "Messi nhận lương sau thuế💟 50 triệu euro. Nếu tính cả thuế mà đội bóng phải trả, số tiền là trên 100 triệu euro, gồm cả tiền góp cho quỹ từ thiện Lionel Messi Foundation. Bán Messi, Barca không phải chi chừng ấy tiền, và nhận khoản phí chuyển nhượng khổng l𓃲ồ, rất có ích để Bartomeu cân bằng sổ sách, cứu lấy chiếc ghế của ông. Lãnh đạo Barca đang cần tiền bằng mọi giá để bù đắp vào các khoản thâm hụt".
Tuy nhiên, cái giá Barca phải trả khi mất một cầu thủ vĩ đại cũng cần phải tính đến. Nó không gây hại ngay mà âm ỉ và lâu dài. Barca tính ra ngay giá chuyển nhượng hay mức lương của Messi, nhưng để ước tính được ảnh hưởng gián tiếp của thương vụ lên các lợi ích tài chính, thì lại không đơn giản. "Sự ra đi của Messi sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thương hiệu đội bóng", Giám đốc 2Playbook nói tiếp. "Năm nay, Barca đã gia hạn hợp đồng với Rakuten và Beko, hai nℱhà tài trợ quan trọng nhất ngay sau khi đạt thỏa thuận với nhà tài trợ áo đấu Nike. Nhưng khi không còn Messi nữa, việc đàm phán hợp đồng tài trợ sẽ rất khác".
Sau khi dư luận gây áp lực khiến Bartomeu phải chấm dứt thỏa thuận tài trợ với Qatar năm 2017, Barca đã kí hợp đồng với Rakuten trị giá 55 triệu euro mỗi năm, kéo dài trong bốn mùa. Giám đốc Điều hành Rakuten Hiroshi Mikitani đã đề cập đến Messi khi công bố thỏa th♛uận này vào tháng 7/2017. Ngay trong tháng đó, công ty Nhật Bản mời cầu thủ người Ar🌟gentina cùng Neymar, Gerard Pique, Arda Turan sang Tokyo gặp gỡ 10.000 nhân viên của họ.
Từ năm 2019, Rakuten cũng hợp tác trực tiếp với cá nhân Messi, như họ mô tả là "thỏa thuận tài trợ đa châu lục", liên quan đến show xiếc tạp kỹ trực tiếp "Messi10ℱ by Cirque du Soleil" và mua bản quyền độc quyền của bộ phim tài liệu về show này phát trên hệ thống truyền hình Rakuten. "Với Rakuten, thỏa thuận tài trợ này là sự mở rộng một cách tự nhiên của mối quan hệ hợp tác với CLB Barca, phù hợp một cách hoàn hảo với ý nghĩa thương hiệu Rakuten, các nền tảng chúng tôi đang có, cũng như triết lý của thương hiệu", Mikitani nói khi công bố hợp đồng.
Beko trở thành nhà tài trợ trên tay áo của đội bóng vào năm 2014. Tới 2018, thỏa thuận được nâng cấp thành nhà tài trợ chính thức trên sân tập Barca, khi ꧅Pique mỉm cười nhìn vào camera, đứng bên cạnh Bartomeu cùng Chủ tịch công ty của Thổ Nhĩ Kỳ này dạo bước trên thảm cỏ sân Camp No🔴u. Hợp đồng của họ sẽ kết thúc vào Hè 2021, trị giá 57 triệu euro trong ba mùa.
Beko dùng quan hệ bước đầu này làm đòn bẩy để dùng cầu thủ Barca quảng cáo cho sản phẩm dụng cụ nhà𒁃 bếp của họ trên một clip quảng cáo trên truyền hình. Nhân vật chính là Pique, Marc-Andre ter Stegen, Luis Suarez và Rakitic, với Messi không tham gia nấu ăn hay dọn dẹp, nhưng xuất hiện chỉ một tích tắc rất ngắn ở cuối bữa ăn.
Các hợp đồng với Rakuten và Beko đều kết thúc 💞vào cuối mùa giải 2020-2021, trùng với năm kết thúc hợp đồng của Messi với CLB. Khi Messi tuyên bố muốn ra đi Hè năm nay, quá trình thương thảo với hai nhà tài trợ để kéo dài thời hạn hợp đồng sẽ kh🧜ông còn đơn giản như trước. Nó có thể vẫn được kí kết, nhưng vì Messi, vì dịch Covid-19, trị giá hợp đồng chắc chắn giảm đi.
Tìm một nhà tài trợ mới sẵn sàng cam kết số tiền lớn như Rakuten và Beko lúc này rất khó. Nhưng theo Menchen, sự có mặt của ngôi sao người Argentina không phải lúc nào cũng là thuận lợi trong bài toán kinh doanh.
"Messi không bao giờ hứng thú tham gia vào khía cạnh thương mại", ông nói. "Anh ấ🐼y không thích đóng quảng cáo. Barca có nhiều vấn đề khi anh ấy không đồng ý đóng quảng cáo như thỏa thuận của CLB với các nhãn hàng📖. Anh ấy không quan tâm gì khác ngoài bóng đá".
Barca có doanh thu từ kinh doanh và ngày diễn ra trận đấu. Số tiền họ kiếm được mùa 2018-2019 dự kiến lớn hơn nhiều mùa này vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Mùaꦅ trước, CLB thu về 60 triệu euro từ kinh doanh, bao gồm cả nguồn thu từ bán áo đấu, và 93,7 triệu euro từ ngày diễn ra trận đấu, bao gồm cả tiền bán vé và dịch vụ ở khu VIP sân Camp Nou.
"Barca sẽ đánh giá mọi hoạt động kinh doanh và ước tính thiệt hại khi không còn Messi trong đội hình", Menche꧂n nói. "Họ sẽ tính xem trong 60 triệu euro thu được này có bao nhiêu từ tiền bán những chiếc áo số 10 của Messi? Bao nhiêu tiền thu được từ bán những chiếc áo không in tên cầu thủ cho các CĐV mua làm quà, khi ghé th🌱ăm Camp Nou xem 1-2 trận đấu của Barca, với Messi trong đội hình".
Có thể chia tiền bán vé thành hai nguồn: từ các hội viên và từ các🌜 CĐV mua vé lẻ từng trận. Barca thu 71,6 triệu euro từ các vé loại phổ thông trong các trận đấu, tăng 17,6% so với một năm trước đó, khi khách du lịch đến Catalonia sụt giảm vì vụ khủng bổ tháng 8/2017. Họ cũng kiếm 22 triệu euro từ khu VIP và bán các dịch vụ, tăng 16% so với mùa 2017-2018, khi chính Barca đã xác nhận thông tin bán được 35.000 vé cho 250 công ty trên toàn thế giới đến tham quan sân vận động và xem bóng đá. Trong một năm không chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh, CLB có thể bán tổng cộng 900.000 vé phổ thông và 15.000 vé VIP.
Khoản thu 93,6 triệu euro từ ngày diễn ra trận đấu cao hơn nhiều so với con số 60,88 triệu euro mà Barca thu được từ các hội viên trong mùa giải 2018-2019, với chỉ 40 triệu euro trong số này từ những tấm vé cả mùa mà hội viên sở hữu. Nó cho ra một kết luận: 900.000 vé lẻ mà đội bóng bán cho fan vãng lai đáng giá hơn nhiều số tiền vé mà 110.0ꦺ00 hội viên bỏ ra. Các hội viên là những người không đời nào chịu chi tiền mua một chiếc áo mới sau mỗi lần ghé thăm Camp Nou.
Nếu Messi ra đi, sẽ có hội viên không gia hạn quyền lợi của họ và đóng góp cho sự phát triển của CLB nữa. Nhưng con số đó sẽ không nhiều. Bao nhiêu CĐV Barca sẽ chuyển sang hâm mộ đội bóng mới mà Messi khoác áo, thậm chí đầu tư một chiếc vé cả mùa cho đội bóng ấy để cổ vũ cầu thủ người Argentina?𓆉 Câu trả lời cũng là rất ít.
Nếu Messi ra đi, thỏa thuận tài trợ áo đấu với Nike sẽ không ảnh hưởng đến CLB trong ngắn hạn. Hợp đồng ký kết từ mùa 2018-2019, có hiệu lực đến mùa 2025-2026, trị giá 155 triệu euro mỗi năm. Đó là khoản tiền quý báu trong bối cảnh dịch bệnh. Ngay khi Messi là cầu thủ của Adidas, Barca cũng kiếm rất tốt từ hoạt động bán áo trong những năm gần đây. "Về khía cạnh nà💛y, Barca không lo lắng"꧂, Menchen khẳng định.
Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy Barca xếp thứ tư thế giới về số lượng áo bán ra, với gần 2 triệu chiếc. Đối lập là Real Madrid, kể cả khi Cristiano Ronaldo ra đi, vẫn bán được trên 3 triệu áo đấu. Man Utd dẫn đầu thống kê này với 3,25 triệu áo, dù đứng thứ sáu Ngoại hạng Anh mùa 2018-2019 và trắng tay hai năm liên tiếp. Nó cho thấy Barca không tận dụng tốt t🌳hương hiệu Messi khi kinh doanh áo đấu nên nếu không có Messi, họ sẽ tụt sâu hơn nữa trong bảng xếp hạng này.
Menchen nói rằng Nike rất thất vọng khi "Neymar của họ" chuyển sang PSG vào năm 2017, nga💛y trước khi họ đồng ý gia hạn hợp đồng áo đấu với Barca. Barca cũng bị tổn thương khi mất ba đối tác từ Brazil. Quan trọng hơn cả, Sony không gia hạn với tư cách nhà tài trợ toàn cầu của Barca nữa. "Neymar mới là chuyên gia đóng quảng cáo, nhân vật hút các nhãn hàng bậc nhất", Menchen bổ sung.
Dù Messi ở lại hay ra đi, sẽ rất lâu nữa mới có🎶 làn sóng CĐV quốc tế tới Camp Nou trên chiếc chuyên cơ xuyên lục địa, xem thần tượng của họ chơi bóng, được mời vào thưởng lãm khu VIP, trở về nhà với chi phí trả thêm cho hành lý quá cân vì nhỡ tay mua quá nhiều đồ lưu niệm trong chuyến đi. Đội bóng đã đầu tư thêm vào các hoạt động kiếm CĐV, nhưng sẽ mất rất lâu để thu hồi vốn từ hoạt động này.
Và thời gian là thứ ban lãnh đạo Barca thiếu nhất. Khi bản báo cáo tài chính được công bố vào tháng 10 sắp tới, các hội viên sẽ thấy khoản sụt giảm nghiêm trọng từ doanh thu ngày diễn ra trận đấu và thương mại. Bartomeu đã cảnh báo về khoản thâm hụt 200 triệu euro doanh thu mùa này. Ông cũng dự đoán khoản lỗ 300 triệu euro nữa trong mùa 2020-2021, và khẳng 🔯định Barca cần cắt giảm ít nhất 150 triệu euro tiền lương để đáp ứng các tiêu chuẩn tài chính của La Liga.
Theo The Athletic, chính những khoản lỗ khổng lồ ấy là lý do để tin nhiều thành viên ban lãnh đạo Barca sẵn sàng bán Messi ngay Hè này. Nó sẽ là giải pháp cứu vớt h♋iện trạng tài chính tồi tệ, bất chấp sự ra đi của Messi sẽ làm tꦦổn thương niềm tự hào của những người yêu mến đội bóng áo màu lam đỏ.
Đỗ Hiếu (theo The Athletic)