Tuy nhiên, không nhiều người dự đoán được viễn cảnh nước ng🔯hèo phải lệ thuộc vào nguồn vaccine tài trợ từ nước giàu, hoặc tình trạng bất bìn📖h đẳng vaccine sẽ ở mức tồi tệ và tồn tại quá dai dẳng như hiện nay. Các nước nghèo mới chỉ tiêm chủng được 1% dân số, trong khi con số này tại Mỹ và trung bình toàn cầu lần lượt là 55% và 25%.
Nguyên nhân dẫn đến hố sâu vaccine quá lớn như vậy được cho là bắt nguồn ngay từ định hướng đầu tiên trong phát triển và phân phối vaccine. Các quan chức, chủ yếu đến 🍬từ Mỹ và châu Âu, thừa nhận rằng họ chưa bao giờ nghĩ đến bài toán vaccine toàn cầu, mà chủ yếu tập trung phát triển vaccine cho nhu c𓆉ầu trong nước.
Suốt nhiều năm, Mỹ, châu Âu và Ấn Độ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá cao hàng đầu về mức độ sẵn sàng ứng phó với một đại dịch. Theo Christian Happi, nhà tư vấn của Liên minh Đổi mới Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), tiền đề phát triển v💃accine cho đại dịch là "các nước giàu sẽ tài trợ cho𝓰 những quốc gia đang phát triển".
Khi Covid-19 ập tới,༺ những đánh giá này bỗng trở nên lạc quan thái quá, trong bối cảnh Mỹ và các nước châu Âu hứng chịu ảnh hưởng nặng nề ngay từ đầu. Tuy nhiên, họ nắm giữ một lợi thế quan trọng, nhờ sở hữu những♌ công ty phát triển ra các ứng viên vaccine triển vọng nhất, có cơ sở sản xuất tiên tiến và ngân sách dồi dào để tài trợ cho các tập đoàn dược phẩm sản xuất vaccine.
Ngày 15/5/2020, tổng thống Mỹ Donald Trump phát động Chiến dịch Thần tốc và cam kết có vaccine Covid-19 trước năm mới. Với tham vọng và nguồn quỹ dồi dào, cố vấn Moncef Slaoui của chiến dịch mạnh tay ký các hợp đồng đặt trước vaccine mà gần như không quan tâm đến giá cả hay điều🌠 kiện. "Chúng tôi đương nhiên tập trung thúc đẩy quá trình này nhanh nhất có thể", ông nói.
Chiến dịch Thần tốc dường như đã tạo động lực cho cuộc đua vaccine trên thế giới, với Mỹ và Anh ở vị trí dẫn đầu. Joe Biden, người kế nhiệm 🍌Trump, hồi đầu năm còn kích hoạt Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, cấm xuất khẩu nguyên liệu thô sản xuất vaccine, với nước chịu tác động mạnh nhất là Ấn Độ, nơi được coi là xưởng vaccine của thế giới.
Để ngăn tình trạng bất bình đẳng vaccine, sáng kiến Covax ra đời dưới sự dẫn dắt của WHO, CEPI cùng Liên𝓀 minh Vaccine và Tiêm chủng Toàn cầu (GAVI), nhằm đảm bảo mọi quốc gia đều được tiếp cận với vaccine Covid-19, bất kể tiềm ꦏlực tài chính. Tuy nhiên, Covax không có đủ ngân sách để đảm bảo các hợp đồng cung cấp vaccine.
Costa Rica và WHO tꦦừng hợp tác đưa ra kế hoạch về một nền tảng chia sẻ công nghệ, nhằm mở rộng sản xuất vaccine. Tuy nhiên, không tập đoàn dược phẩm nào đồng ý chia sẻ công nghệ sản xuất vaccine, ngay cả൲ khi được trả tiền. Cũng không chính phủ nào thúc đẩy sáng kiến này, theo nhiều nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề. Quyền sở hữu trí tuệ được đưa ra đong đếm với ưu tiên sức khỏe cộng đồng.
Tại Mỹ, qওuá trình sản xuất và thử nghiệm 🥃vaccine được tiến hành song song, trong khi Liên minh châu Âu (EU) và Anh cũng mở rộng quy mô sản xuất. Vaccine dần được tích trữ tại châu Âu và Bắc Mỹ, cùng một số quốc gia đồng ý chi mạnh tay, còn Covax vẫn chỉ nhận được những cam kết, thay vì "tiền tươi thóc thật".
Ngày 8/12/2020, Anh trở thành quốc gia đầu tiên bắt đầu chiến dịch tiêm chủng đại trà, 6 ngày sau đó đến Mỹ. EU nối gót vào ngày 26/12/2020. Trung Quốc và Nga thậm chí tiến hành tiêm chủng trước cả khi ♏công bố dữ liệu từ các vaccine nội địa của họ.
Đến ngày 24/2, Covax giao những lô vaccine đầu tiên đến Ghana, gồm 600.000 liều AstraZeneca được sản xuất tại Ấn Độ, nhà cung cấp chính cho chương trình. Tuy nhiên, nguồn cung và hoạt động phân phối của Covax vẫn hết sức nhỏ giọt. Sản xuất vaccine không phải quá trình đơn giản và các nhà máy dược phẩm bắt đầu không đáp ứng đủ nhu cầu.
AstraZeneca nhiều lần thông báo trì hoãn giao hàng cho EU. Quá trình sản xuất của Pfizer bị chậm lại một thời gian, trong khi Moderna từng cắt giảm nguồn cung cho Anh và Canada. Ấn Độ, do bị làn sóng đại dịch thứ hai tấn công tàn 🥀khốc, đã ngừng xuất khẩu vaccine ít nhất đến cuối năm nay.
Một cuộc họp gần đây giữa các thành viên nhóm phân phối vaccine của WHO𒀰 đã kết thúc mà không đạt được kết quả nào, vì không có vaccine để phân bổ. "Chẳng có liều vaccine AstraZeneca nào, cũng không có vaccine Pfizer hay Johnson&Johnson", Tiến sĩ Bruce Aylward, cố vấn cấp cao của WHO, cho biết.
Covax hiện phải dựa vào những nguồn vaccine tài trợ không chắc chắn, với hầu hết cam kết kéo dài đến năm 2022. Tiến sĩ Ingrid Katz, nhà nghiên cứu tại▨ Trung tâm Y tế Toàn cầu thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts của Mỹ, cho rằng câu hỏi chủ chốt là vaccine, cùng những loại thuốc thiết yếu, chỉ là một loại hàng hóa hay quyền lợi. "Một nhóm người nhỏ giàꦛu có về cơ bản sẽ đưa ra những quyết định sống còn cho phần còn lại của thế giới", Katz nhận định.
Trong khi đó, Strive Masiyiwa, phái viên phụ trách đàm phán vaccine của Liên minh châu Phi, so sánh tình trạng hiện nay với nạn đói mà "những người giàu nhất mua luôn cả thợ làm bánh🅺".
Tình trạng chênh lệch vaccine là điều không thể tránh khỏi, khi những công dân đóng thuế ở các nư𝔍ớc giàu cũng mong đợi được đền đáp. Tuy nhiên, quy mô của tình trạng bất bình đẳng, tích trữ vaccine và thiếu kế hoạch khả thi để giải quyết vấn đề đã khiến giới chức y tế ngỡ ngàng.
"Đây là vấn đề tương tự những gꦏì chúng tôi từng đối mặt trong đại dịch HIV. 8 năm sau khi phương Tây có các liệu pháp điều trị HIV, chúng tôi vẫn chưa được tiếp cận với chúng, trong khi 10 triệu người mất mạng. Còn bây giờ, chúng tôi không có phép màu vaccine nào với Covid-19", Masiyiwa nói.
Ánh Ngọc (Theo LA Times)