Tôi thuộc thế hệ 8X, từng là giảng viên cho các em Gen Z, và hiện là sếp của nhiều bạn trẻ. Đọc bài viết "Gen Z vung tiền sống Yolo", tôi có mấy ý kiến phản biện thế này:
Thứ nhất, thời cha chú ngày trước, thời của tôi hay thế hệ Gen Z bây giờ, dù thời nào cũng có người phung phí, người tiết kiệm. Chẳng qua, thời trước không có điều kiện để phung phí nhiều như bây giờ, nhưng xét về tỷ lệ so sánh thì tôi tin đều như nhau. Ngày xưa người ta cũng đổ tiền vào bida, đá gà, xe cộ, nhậu nhẹt đó thôi. Nên không thể nói thế hệ Gen Z bây giờ phung phí hơ♎n thời trước.
Thứ hai, mức độ cạnh tranh của các bạn trẻ Gen Z hiện nay phải nói là kinh khủng hơn rất nhiều thế hệ trước. Ví dụ, ngày xưa tiếng Anh chỉ cần bập bẹ là bạn có thể đủ sức vào một công ty ngoại lớn. Nhưng bây giờ, với năng lực như vậy, chuyện đó là không thể. Lượng kiến thức ngày càng lớn, yêu cầu năng lực ngày càng cao, trong khi bộ não con người vẫn vậy, rõ ràng người trẻ nhiều áp lực hơn.
Một ví dụ khác là thời của tôi, đất đai dư thừa, đầu tư dễ như cho, nhưng giờ chuyện m🥂ua đất, mua nhà là cả một thách thức lớn mà không phải ai cũng đạt được. Không phải tự nhiên mà phần lớn đất đai ở thành phố hiện nay lại nằm trong tay thế hệ 5X đến 8X. Tôi biết nhiều người thuộc thế hệ 6X, 7X ngày xưa làm công nh💯ân mà vẫn mua được nhà nội thành.
Thứ ba, chi tiêu nhiều hơn cho việc cải thiện bản thân, bao gồm nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, thể lực và kiến thức sau đại dịch là điều rất cần thiết và nên làm. Tôi thấy nhiều người chăm chăm tiết kiệm, đầu tư, cuộc sống của họ không thành tựu, đột phá, cuối đời như cái vỏ không hồn, không trải nghiệm, không đóng góp gì cho nền tảng khoa học đất nước ngoài đóng thuế. Việc người trẻ biết chi tiền đầu tư cho bản thân là một điều tích cực, đáng khích lệ.
>> Giới trẻ thời nay sướng hay khổ hơn thời xưa?
Còn với các bạn🦋 ജtrẻ Gen Z, với tư cách là một người đi trước, tôi khuyên các em mấy điều sau:
Thứ nhất, chỉ đầu tư tài chính khi đã có nhiều năm học, đừng lao vào đời để kiếm tiền sớm. Làm giàu bây giờ kꦏhó hơn xưa rất nhiều, không có kiến thức và kinh nghiệm, thất bại là điều khó tránh.
Thứ hai, tiết kiệm là đúng đắn, nhưng đồng thời hãy chi tiền cho việc phát triển bản thân nhiều hơn. Đầu tư cho bản thân là đầu t꧟ư luôn đúng và không bao giờ lỗ.
Thứ ba, mỗi người nếu có cơ hội, nên tìm đường đi làm và học hỏi khắp nơi trên thế giới, sau đó về Việt Nam đóng góp cũng chưa muộn. Thế giới💜 quan và tầm nhìn các bạn sẽ rộng hơn khi bạn càng đi được nhiều.
Tôi viết những dòng trên không phải để so sánh hơn thua giữa các thế hệ, mà muốn nói mỗi thời đều có cái khó riêng, không nên so bì thiệt hơn. Cá nhân tôi chỉ nghĩ rằng, thế hệ trước đã sống khổ cực, tằn tiện để qua ngày không có nghĩa đó là quy chuẩn của thế hệ sau. Ngày xưa, 🌟mục tiêu là giải được bài toán "cơm, áo, gạo, tiền" do dân 🉐số thưa thớt, trình độ cao ít nên cạnh tranh công việc, cuộc sống dễ thở. Bây giờ tuy bài toán sinh tồn đã dễ hơn, nhưng do dân đông, đắt đỏ, ai cũng đại học nên yêu cầu con người phải đạt trình độ rất cao cấp mới có thể gọi là ổn.
Và cũng vì thế✱ nên tôi hiểu sao hoạt động giải trí được thế hệ sau tham gia nhiều hơn. Đơn giản là họ cần được giải tỏa để ngày mai lại lao đầu vào 🔥lao động sản xuất cường độ cao. Tóm lại tôi thấy thời nào cũng có cái khó riêng, hy vọng mỗi thế hệ sẽ thông cảm với nhau nhiều hơn để chung tay xây cuộc sống ngày một dễ thở.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.