Chuyện tình duyên của chị Thúy (quê Hòa Bình) khá lận đận. Hai mối tình thời sinh viên của chị đều dang dở, lần đầu chị bị người tình pܫhản bội. Lần thứ hai, gia đình chị 🍸nhất quyết ngăn cấm vì anh là bộ đội. Kể từ ngày bị ngăn cấm đến với anh, chị chẳng còn yêu ai được nữa. Ở tuổi 33, chị trở nên khô khan, khó tính với đàn ông hơn, càng lúc càng෴ không tìm thấy sự hòa hợp chỉ sau vài buổi hẹn hò.
Càng ngày, chuyện chồng con của chị càng bị bố mẹ hối thúc nhiều. Tuy không có cảm giác với đàn ông, nhưng chị Thúy lại khát khao làm mẹ, nhất là ở tuổi này, việc sinh nở đã khó khăn. "Nếu cứ đợi chờ một người đàn ông thích hợp thì không biết đến bao giờ mới gặp", chị chia sẻ và bắt đầu nghĩ đến chuyện làm mẹ đơn thân.
Sở hữu khuôn mặt ưa nhìn nhưng chị Nhẫn (Hải Hậu, Nam Định) vẫn chưa có mảnh tình vắt vai dù đã bước 𝐆sang tuổi 30. Khuyết tật bẩm sinh ở chân khiến chị luôn mặc cảm, hễ gặp người đàn ông nào chỉ biết cúi mặt. “Hồi còn trẻ cũng có vài thanh niên trêu ghẹo nhưng nhìn thấy bộ dạng đi đứng của mình là bỏ chạy ngay”, chị chua xót kể.
Càng nhiều tuổi, chị càng khao khát có đứa con để được săn sóc, yêu thương. Chị bắt đầu nảy sinh ý định xin một đứa con của người đàn𒊎 ông qua đườn❀g nào đó. Lân la tìm hiểu, chị Nhẫn phát hiện việc tìm kiếm người như vậy trên mạng là không quá khó. Từ đó, chị năng lên mạng, vào chat và bắt bạn hơn.
"Hy vọng từ nay đến cuối năm sẽ tìm được bố cho con mình", chị tâm sự. Tuy 🌸nhiên, chị cũng lo lắng vì không biết cuộc sống tới đây mình có thể chăm chút đủ đầy cho con được không. Nhất là khi cuộc sống của người khuyết tật như chị bình thường vốn đã rất khổ cực.
Không ít thiếu nữ trẻ chấp nhận làm mẹ đơn thân. Lan (Tuyên Quang) làm mẹ kh💟i mới 20 tuổi. Tình yêu của cô và con trai đại gia cùng huyện kéo dài được 3 năm thì gặp sự phản đối của gia đình nhà chàng vì không môn đăng hộ đối. Sự việc bị đẩy lên đỉnh điểm khi mẹ anh này dọa tự tử nếu con trai không chịu vâng lời. Lan đành ngậm ngùi chia tay tình đầu mà không hay biết đã mang giọt máu của anh. ꩵĐến khi cái thai ở tháng thứ 3, cô mới tìm gặp anh và nói chuyện thì bị từ chối phũ phàng. Lan không đành lòng bỏ con nên giữ lại để sinh.
“Thời gian gần đây cũng có người ngỏ ý chăm sóc hai mẹ con, nhưng em sợ cảnh bố dượng con riêng nên lại thôi”, cô chiaꦦ sẻ.
V🦩ài chục năm trước, chuyện một cô gái chưa chồng đột nhiên mang bụng bầu về nhà thường bị xem là "mối nhục" của cả dòng họ, thậm chí gánh trên vai nỗi ám ảnh "gọt đầu bôi vôi", cả đời không ngẩng đầu lên được.🅺 Ngày nay nhiều c൲hị em đã chủ động "tìm con", hoặc giữ lấy giọt máu của mình khi trót có thai với người yêu. Dù vẫn vấp phải sự phản đối của gia đình, song phần nhiều trong số họ tự chủ, sẵn sàng cho việc nuôi dạy con. Trên các diễn đàn đã xuất hiện không ít những "hội các bà mẹ đơn thân", là nơi các chị em chia sẻ nỗi buồn, kinh nghiệm sinh nở cũng như chăm con.
Đánh giá về hiện tượng ngày càng nhiều người chấp nhận làm "single mom”, tron🌼g khi xã hội có nhiều luồng ý kiến thì ngay các chuyên gia cũng bất đồng quan điểm. Có chuyên 🌞gia cho rằng người phụ nữ cố đẻ con không cha là ích kỷ, sai lầm, thì lại có người ủng hộ theo quan điểm tôn trọng cá thể.
Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng, làm mẹ đơn thân là tùy sự lựa chọn của mỗi người, nhưng ngườ🌸i phụ nữ chỉ nghĩ đến lợi ích 🎃của mình mà quên mất lợi ích của đứa con. “Về mặt tinh thần, đ🦹🍰ứa con sẽ thiếu hẳn tình yêu thương của người cha. Nó không thể phát triển toàn diện, bình thường. Sự kỳ thị của bạn bè, xã hội khiến nó khó lòng vượt qua được. Hơn nữa, biết đâu lại có chuyện kết hôn giữa những đứa con cùng cha khác mẹ thì vô cùng tai hại”, ông phân tích.
"Vấn đề này còn rấ🍌t nặng nề ở Việt Nam hiện nay. Trong khoảng 10 năm đổ lại, chúng ta chưa nên áp dụng 'single mom' vì đứa con có thể mất niềm tin vào chính mẹ của nó", nhà nghiên cứu chia sẻ.
Cho rằng xã hội ngày nay đã không còn định kiến nặng nề như xưa với những phụ nữ không chồng mà chửa, PGS Nguyễn Tﷺhị M🐲inh Hằng (Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lý) lại có quan điểm khác: “Đối với những trường hợp đặc biệt như trên thì người xung quanh còn có xu hướng động viên họ có một đứa con. Có con cũng là một quyền lợi rất chính đáng của bất kỳ người phụ nữ nào. Đây là vấn đề hết sức nhân văn trong ứng xử với con người nói chung và phụ nữ nói riêng”.
Tuy vậy, bà Hằng cũng cho rằng, để làm bà mẹ đơn thân không hề đơn giản, sẽ gặp rất nhiều khó khăn, cả về kinh tế, xã hội, tâm lý và nuôi dạy con cái, do vậy người phụ nữ phải suy xét, t💞ìm hiểu kỹ và lường trước những khó khăn.
Bà cho biết, nhiều nghiên cứu tâm lý học đã chứng minh rằng, nếu trẻ em sinh ra và lớn lên thiếu người cha sẽ gặp khó khăn rất lớn trong quá trình hình thành nhân cách. Bé gái lớn lên có hạnh phúc lứa đôi, trong khi mẹ mình đơn côi nên không nỡ xa mẹ. Vì thế, các em gặp 🗹khó khăn trong quan hệ với người khác giới. Bé trai thì gặp khó trong việc tìm kiếm một hình mẫu đàn ông để học tập. Các em sẽ ít nam tính hơn và thường lo âu, lúng túng trước thử𝓰 thách trong cuộc đời.
“Đó chỉ là một vài trong số rất nhജiều hệ lụy mà đứa trẻ sống và lớn lên chỉ có mẹ. Người mẹ đơn thân cần tìm hiểu tâm lý của trẻ em sống thiếu cha để nuôi dạy con mình thật tốt, biết tránh cho con những hệ lụy xấu hoặc bù đắp thiệt thòi cho con”, bà Hằng khuyên.
Cho rằng nên đứng ở vị trí của những người trong cuộc để hiểu lựa chọn của họ, thạc sĩ Nguyễn Thu Quỳnh (Viện khoa học xã hội Việt Nam) đưa ra quan điểm nên tôn trọng lựa chọn đó như những lố✱i sống. Lối sống chỉ phù hợp với mỗi cá thể, tùy thuộc vào hoàn cảnh, số phận, những va vấp trong cuộc đời, không thể có sự áp đặt chung.
“Chúng ta hãy tôn trọng sự lựa chọn lối sống của các cá thể. Đừng sợ điều đó có ảnh hưởng đến trào lưu chung hay không bởi nếu điều gì đó trở thành trào lưu, dù muốn hay không, ý chí cá nhân, thậm chí luật pháp hoặc các định chế xã hội khác cũng không thể ngăn cản 🥂được”, bà Quỳnh nói.
Riêng những phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi khi làm single mom, bà Quỳnh cho rằng nên thông cảm và thấu hiểu🅰 thay vì chỉ đi phân tích sự thua thiệt, gánh nặng vất vả của họ và áp lực tâm lý lên những đứa trẻ. Mặc dù, việc phân tích đó hoàn toàn đúng để người mẹ và xã hội có những bù đắp phù hợp cho những đứa trẻ.
Cùng quan điểm trên, thạc sĩ xã hội học Đặng Vũ Cảnh Linh (Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển) cho rằng, xã hội nên có cái nhìn thông thoáng và độ lượng hơn. Ở góc độ quyền con người, nhu cầu có một gia đình tròn vẹn - chưa nói đến gia đình hạnh phúc - luôn là nhu๊ cầu cơ bản, chính đáng và thậm chí lớn nhất. Nhưng thực tế xã hội hiện đại cho thấy với một số người, nhu cầu này có thể chỉ là khát vọng và không phải ai cũng có đủ điều kiện cần thiết để hiện thực hóa được nhu cầu đó.
“Chúng ta không nên cổ vũ cho hiện tượng single mom nhưng cũng không nên c♌hối bỏ, kỳ thị hành vi của họ. Một xã hội văn minh là xã hội biết đồng cảm, chia sẻ và tôn trọng cuộc sống, lựa chọn cá nhân với những đặc điểm đôi khi rất riêng của nó. Dư luận thiếu tích cực không chỉ gây tổn thương mà còn có thể giết chết chính những người trong cuộc”, ônꦿg Linh cho biết.
Theo ông, single mom là mô hình gia đình cần xã hội, pháp luật thừa nhận. Đây là một loại hình gia đình đặc biệt khi người mẹ phải làm cả c🐽hức năng của người bố. Cần phải có những nghiên cứu cẩn thận, xác lập căn cứ khoa học và thực tiễn để đưa ra giải pháp tốt nhất hướng tới hỗ trợ người trong cuộc.
Theo Cục điều tra dân số Mỹ, cứ 10 đứa trẻ được sinh ra thì 4 đứa là con của mẹ đơn thân𝄹. Khoảng 45% bà mẹ độc thân chưa bao giờ kết hôn.
Nguyễn Hòa