Thương hiệu Marriott từng công bố giá bán hơn 32.000 USD cho mỗi m2 (khoảng 750 triệu đồng mộ m2) căn hộ tại dự án Edition West Hollywood. Có giá bán𝓀 đắt đỏ song hơn 80% sản phẩm được mua hết chỉ trong vài tháng mở bán.
Tháng 8/2021, giới đầu tư bất động sản Mỹ cũng ghi nhận thương vụ một người chi đến 31 triệu USD để mua một căn penthouse ở tầng cao nhất dự án The Ritz-Carlton Residences, Sunny Isle𓄧s Beach (Miami, Mỹ) dù giá đã tăng gấp đôi so với 4 tháng trước.
Trước đó, một người khác cũng bỏ ra hơn 20 triệu USD để mua lại căn hộ mang thương hiệu Ritz-Carlton của tỷ phú Sidney Kimmel - nhà sản xuất của bộ phim Con nhà siêu giàu châu Á (Crazy Rich Asians). Cũng tại tòa nhà này, ông trùm sòng✱ bạc Steve Wynn cũng sở hữu một căn penthouse trị giá hơn 70 USD.
Những thương vụ mua bán trị giá hàng chục triệu USD này là minh chứng cho thấy sức hút của các sản phẩm bất động sản hàng hiệu với giới siêu giàu. Xuất hiện cách đây hơn một thế kỷ෴ nhưng phân khúc này mới chỉ phổ biến trong khoảng 20 năm trở lại đây, trở thành "trào lưu" sắm hàng hiệu mới, giống như cách người giàu sưu tập những món hàng ༒hiệu.
Lý do nhà giàu mua bất động sản hàng hiệu
Khác với các sản phẩm địa ốc thông thường, bất động sản hàng hiệu thường gắn liền với tên một tên tuổi nổi tiếng. Đó có thể là tên tuổi trong lĩnh vự🅺c khách sạn (hotelier) như JW Marriott, Ritz-Carlton, Four Seasons... hay thương hiệu phong cách sống (non-hotelier) như thời trang, xe hơi...
Ngày nay, không chỉ dừng lại ở việc sắm những chiếc váy được may đo thủ công bởi thương hiệu Haute Couture như Elie Saab hay một chiếc siêu xe Porsche, giới nhà giàu còn chuộng những căn hộ, dinh thự có gắn mác Elie Saab hoặc Porsche. Với giá trị gấp nhiều lần những món hàng xa xỉ như túi hiệu, xe hiệu, những sản phẩm bất động sản hàng hiệu cònไ giúp khẳng định vị thế của chủ sở hữu.
Không chỉ vậy, với đặc thù là một sản phẩm bất động sản, các chuyên gia cho rằng, bất động sản hàng hiệu còn được giới siêu giàu coi như một kênh tꩲích sản, giàu tiềm năng tăng giá. Nhiều dự án cũng chứng minh khả năng tăng giá bất chấp dịch bệnh hay khủng hoảng thị trường.
Những yếu tố này phần nào khiến bất động sản hàng hiệu tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm qua. Theo báo cáo chuyên sâu của Savills World Research công bố hồi tháng 11/2021, nguồn cung bất động sản hàng hiệu ghi nhận mức tăng trưởng 230% trên toàn cầu trong vòng một thập kỷ qua bất chấp ảnh hưởng từ dịch bệnh. Hiện nay, nguồn cung toàn cầu của bất động sản hàng hiệu là 580 dự án và con số này được🥂 dự báo tiếp tục tăng lên gần gấp đôi vào năm 2026 với 900 dự á♏n.
Việt Nam bắt nhịp xu hướng
Là khái niệm còn khá mới mẻ tại Việt Nam song bất động sản hàng hiệu đã bắt đầu tạo được tiếng vaﷺng, thu hút đông đảo giớꩲi nhà giàu và nhiều ngôi sao nổi tiếng. Tiêu biểu, vợ chồng Đông Nhi - Ông Cao Thắng từ năm 2021 đã sở hữu căn hộ hàng hiệu JW Marriott tại Grand Marina, Saigon có giá bán 16.000 USD mỗi m2 tại một dự án trung tâm quận 1, TP HCM. Mới đây, ca sĩ Hà Anh Tuấn cũng đã sở hữu một căn penthouse Marriott tại cùng dự án.
Kết quả nghiên cứu của Savills cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm 10 thị trường bất động sản hàng hඣiệu phát triển nhanh nhất thế giới. Nguồn cung bất động sản hàng 🎉hiệu tăng bình quân 11% từ năm 2017. Đến quý I/2021, Việt Nam có 24 dự án bất động sản hàng hiệu với hơn 2.200 căn hộ.
Giống như các dự án trên thế giới, dòng sản phẩm này ở Việt Nam cũng có giá đắt đỏ. CBRE ghi nhận hai dự án hàng hiệu có mức giá bán cao nhất tại Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại. Grand Marina, Saigon tọa lạc tại trung tâm TP HCM với mức giá chào bán từ khoảng 16.000 USD mỗi m2. Khu căn hộ hàng hiệu Ritz-Carlton Residences,♌ Hanoi có giá bán từ khoảng 35.000 USD, tương đương khoảng một tỷ đồng một m2.
Hai dự án bất động sản hàng hiệu này đều do Maste༺rise Homes phát triển, hợp tác với tập đoàn Marriott International và gắn với các thương hiệu khách sạn lớn như Marriott, JW Marriott và Ritz-Carlton.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Masterise Homes sau nhiều đợt mở bán thành công, giá bán của loại hình bất động sản này tại Việt Nam là phù hợp với khả năng chi trả của những khách hàng dư dả t🌜ài chính và đã quen với phong cách sống hàng hi🦄ệu.
Sự gia tăng của người giàu tại Việt Nam cũng là yếu tố khiến♌ xu hướng sở hữu bất động sản hàng hiệu ngày càng mạnh. Theo báo cáo của Knight Frank, lượng người có tài sản trên 30 triệu USD (khoảng 680 tỷ đồng) sẽ vượt mốc 1.500 vào 2026.
Ông Gibran Bukhari, Giám đốc khối Kinh doanh của Masterise Homes cho rằng, khách hàng Việt Nam, nhất là những người đã có cơ hội tiếp xúc với trải nghiệm sống🔯 và du lịch ở nước ngoài, đang đặt ra yêu cầu cao ൩và tinh tế hơn với bất động sản trong nước.
"Nhóm khách hàng này còn muốn căn nh🎉à sẽ là biểu tượng cho địa vị và thành công, có giá trị bền vững trước mọi biến cố, vượt xa những xa xỉ phẩm thông thường như túi xách hay siêu xe. Những ưu điểm của sản phẩm bất động sản hàng hiệu sẽ đáp ứng điều này", ông nói.
Tâm Anh