Đọc bài viết "Nỗi đau những giáo viên bị học sinh dọa kiện", tôi thấy rất cảm thông cho những áp lực từ nhiều phía mà các giáo viên đang phải gánh chịu. Giáo viên đánh học sinh thì bị nói bạo hành, đuổi học sinh ra khỏi lớp cũng không thể vì bị coi là phi giáo dục, còn nếu không làm gì thì sẽ có người bảo rằng "chuyên môn kém nên mới không dạy được học sinh", làm ảnh hưởng thi đua cá ꦗnhân và nhà trường... Tóm lại, kiểu nào thì giáo viên cũng là người bị quy trách nhiệm sau cùng.
Tôi không hề cổ suy giáo viên dùng vũ lực để dạy dỗ học sinh, nhưng quả thực phải nói rằng, đời không như các quy định trên giấy. Thực tế, rất hiếm trường hợp học sinh cá biệt nào bị đuổi học. Nếu mà có đuổi học thì đó cũng phải là những thành phần phạm tội hành chính nặng hoặc hình sự. Còn những trường hợp học sinh xấc xược, xúc phạm, thách thức giáo viên xuất hiện đầy rẫy hiện nay thì hầu như người giáo viên sẽ chẳng thể làm gì được cả.
Thử đặt mình vào trường hợp của g🐈iáo viên kia, bạn sẽ xử lý thế nào khi học sinh của mình hỗn꧙ hào thách thức?
Đuổi học sinh đó khỏi lớp ư? Nếu học sinh đó không đi, nhất quyết ở lại phá rối lớp thì sao? Giáo viên ngưng tiết dạy ư? Lú♍c đó, người gặp rắc rối nhất lại chính là giáo viên vì không hoàn thành chương trình, ﷺlàm ảnh hưởng tới các học sinh khác.
Còn nếu giáo viên báo với Ban giám hiệu, khả năng cao họ lại bị nhà trường gây áp lực ngược trở lại vì nếu làm lớn vụ việc sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng của trường, càng không thể đuổi học sinh.
Nếu báo với phụ huynh lại càng không ổn vì gia đình em đó khả năng cao sẽ đổ trách nhiệm lại giáo viên, phụ huynh làm mình làm mẩy thì nhà trꦿꦰường lại phải dịu xuống và tiếp tục làm khổ giáo viên, chẳng ai muốn danh tiếng và thành tích thi đua của trường mình bị liên lụy.
Cò𝕴n nếu giáo viên đưa vụ việc lên mạng xã꧟ hội, thì như các bạn thấy, sẽ có nhiều ý kiến đánh giá giáo viên thiếu kiến thức sư phạm, xử lý học sinh hư cũng không xong, khóc mướn các kiểu... Tóm lại, đường nào giáo viên cũng sẽ là người lãnh đủ cả.
>> Giáo viên 17 năm lương 8 triệu đồng
Thực tế ngày càng nhiều người không tôn trọng giáo viên như trước nữa (tôi xin loại trừ những giáo viên không chuẩn mực) kèm với chế độ lương ở mức thấp. Tất cả những điều đó khiến chúng ta và cá♐c thế hệ sau phải lãnh chịu hậu quꩲả.
Giáo viên có tওâm, có tầm, muốn tốt cho học sinh sẽ không muốn dạy thêm (có chăng là dạy miễn phí),. Nhưng như vậy thì họ lại không đủ tiền trang trải cuộc sống nếu không có nguồn thu nhập khác hay gia đình có điều kiện. Còn khi giáo viên đã làm kinh tế khác thì sẽ không có thời gian trau ch🃏uốt chuyên môn, không bắt kịp xu hướng. Đó là bước thụt lùi cho xã hội. Đồng thời, giáo viên cũng không có thời gian sâu sát với những học sinh cá biệt. Các em cũng chẳng còn mấy cơ hội để kịp quay đầu;
Ở một khía cạnh khác, khi lương của giáo viên không đủ sống, nhiều tiêu cực sẽ diễn ra, như: chạy tiền, ép buộc học thêm, "chân trong chân ngoài", mua điểm... Lương thấp cũng khiến chẳng có mấy người giỏi mặn mà theo học nghề giáo. Dù là tìm người có sẵn kinh tế, học vì đam mê, thì thử hỏi có bao nhiêu trong số 100 triệu dân thỏa mãn điều kiện? Trong số những gia đình có điều kiện đó, bao nhiêu con em có đam mê với nghề giáo. Vậy là giáo viên đã ít nay lại càng ít hơn.
Muốn giáo viên được xã hội tôn trọng, giữ được ngọn lửa yêu nghề, tôi cho rằng, chỉ có cách tăng lương và kèm theo những ràng buộc, hạn chế tiêu cực. Coi trọng giáo dục không hẳn là cứ phải xây ꦆtrường to, nhiều người đến học, mà còn nằm ở tỷ lệ lương giáo viên và thu nhập bình quân quốc gia.
Vì lương thấp nên nhiều giáo viên trường công dùng mọi cách để kiếm tiền. Cũng vì lương thấp nên giáo viên phải "cày" thêm bằng nhiều nghề, dẫn đến chất lượng bài giảng khó có thể tăng, nhiều trường hợp còn đi xuống.
Cũng vì lương thấp mà những cống hiế⭕n của họ chẳng còn giá trị khi phải so với áp lực cơm áo gạo tiền. Khi đó, giáo viên có vực dậy bao nhiêu💞 học sinh cá biệt thì cuối cùng cũng chẳng giúp chính đứa con ở nhà của mình tránh xa các cám dỗ cuộc sống được. Và cuối cùng, tình trạng này sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.