Chị Ngân (tên đꦡã thay đổi theo yêu cầu), 42 tuổi, cách ly tập trung tại Ký túc xá trường Cao đẳng Công Thương TP HCM, quận♒ 9, được 5 ngày. Tối 21/6, khoảng 5 đến 10 phút chị lại gọi một cuộc điện thoại cho nhân viên y tế khu cách ly, yêu cầu được "cấp cứu" vì nhiều lý do như sốt, nôn ói, nhiễm trùng đường tiểu, hoặc "nhiều muỗi không ngủ được"...
Bác sĩ Kiề🔴u Ngọc Minh, phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, phụ trách y tế tại khu cách ly, sau nhiều lần trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân, không thấy các biểu hiện như chị thông tin. Biết chị Ngân có tiền sử điều trị bệnh tâm lý, và nhận định việc cách ly khiến tình🌟 trạng bệnh nặng hơn, bác sĩ Minh đã kết nối trực tuyến với đồng nghiệp khoa Tâm thần để khám online và kê toa thuốc.
Hiện, chị Ngân đã tạm ổn tinh thần nhưng 🉐vẫn cần sửꦅ dụng thuốc đều đặn.
Cũng đang trong khu cách ly này, bà Nguyễn Thị Rạng, 57🐈 tuổi, chia sẻ bà làm giúp việc tại một gia đình ở quận Tân P♑hú, tiếp xúc với một người làm khác nhiễm virus và trở thành F1. Một mình bà đi cách ly tập trung, trong khi tất cả các con cách ly tại nhà. Tuần đầu tiên ở đây, bà cảm thấy "rất sợ, rất buồn, mất ngủ và khóc nhiều".
"Tôi lo sợ lắm, không dám ở chung phòng vớ﷽i ai, nên đề nghị bác sĩ cho cách ly một mình", bà Rạng nói.
Người phụ nữ cho rằng khả năng mình nhiễm bệnh từ F0 kia thấp, vì bà chỉ mở cổng cho F0 ra v🌺ào nhà, không tiếp xúc quá gần. Tuy nhiên nếu cách ly chung phòng với người khác trong mấy tuần, chẳng may họ lây chéo cho bà thì sao. Do đó, bà thấp thỏm, lo lắng, mất ngủ nhiều hơn. Đến khi bác sĩ khẳng định nhiều lần bà sẽ được cách ly riêng, người pඣhụ nữ mới an tâm.
Tuy được con cái và nhân viên y tế thườn💝g xuyên động viên, bà Rạng vẫn chưa quen được với nhịp sống ở đây. Mỗi ngày, bà đều bấm ngón tay tính đến lúc được lấy mẫu xét nghiệm, được trả kết quả và được trở về 🌼nhà.
Bác sĩ Nguyễn Kim Khôi Nguyên, Trung tâm Y tế quận 3, cho biết khu cách ly tập trung quận 3, nơi anh phụ trách chuyên môn, người cách ly không tuân thủ hoặc bất ổn khác.
Một gia đình 6 thành viên, thuộc nhóm người lao động thu nhập thấp, cuộc sống vốn bấp bênh, nay vì dịch bệnh lại thêm khó khăn, khiến tâm lý họ bị căng thẳng. Khi chính quyề🌸n địa phương nắm thông tin và hỗ trợ, gia đình này mới được giải tỏa phần nào nỗi bất an.
Bên cạnh đó, vì thời gian cách ly tập trung dài 21 ngày, nhiều người cảm thấꦯy buồn chán nên nhờ người thân mua gửi rượ𒁃u, bia vào bất chấp quy định tại khu cách ly tập trung là không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn.
Nhiều người cố tình ngụy trang, như xếp lớp giữa, để lẫn rượu, bia trong các thùng nước ngọt, thùng đá, hoặc bọc kín trong thùng giấy không nhãn༒ hiệu. Công an, dân quân tự vệ và nhân viên y tế khi nghi ngờ lại phải khꩲui thùng hàng ra kiểm tra.
"Chúng tôi thông cảm với người dân nhưng nếu tái phạm dù đã được nhắc nhiề🦋u lần, buộc phải lập biên bản và chuyển tới khu cách ly tập trung của thành phố", bác sĩ Nguyên cho biết.
Đặc biệt, tối 18/6, một nam thanh niên đã nhờ người quen gửi chất kích thích (nghi là cần sa) vào trong khu cách ly để sử dụng. Người này sau đó có biểu hiện "phê", gây ồn ào khiến người ở các phòng cách ly xung quanh hoảng sợ. Bác sĩ Nguyên và lực lượng chức n🦹ăng ngay lập tức có mặt, ổn định tình hình, sơ cứu cho nam thanh niên. Đồng thời, bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm và báo cáo lực lượng chức năng. Công an địa phương đã lập biên bản, cảnh cáo người cách ly và thông báo về gia đình, đề nghị chú ý khi gửi đồ vào cho người này.
Khu cách ly tập trung quận 3 có sức chứa tối đa 60 giường, hôm 22/6, có 33 người cách ly, nhưng đã sử dụng hết các phòng. Bác sĩ Nguyên giải thích, người cách ly là các F1 tiếp xúc gần với các ca dương tính, hoặc ở trong vùng có Covid-19 p൲hải phong tỏa. Song, nhiều người có đường dịch tễ phức tạp nên việc sắp phòng khá khó khăn. Thậm chí, có nhiều người kiên quyết không đồng ý cho người lạ các♌h ly chung phòng.
Những ngày đầu cách ly, người dân chấp hành tốt các quy định phòng chống dịch. Họ hòa đồng, trò chuyện, chia sẻ thông tin... song giữ khoảng cách, đeo khẩu trang. Sau khi khu ghi nhận ba ca mắc Covid-19, bốn trưౠờng hợp chung phòng với các F0 này phải cách ly lại từ đầu, dù có người gần đến hạn hết cách ly. Kể từ đó nhiều người vì không biết bạn cùng phòng mìn🌞h liệu có bị mắc Covid-19 hay không, nên dần xuất hiện tâm lý phòng bị, nghi ngờ, ít nói chuyện hơn hẳn. Không khí trong phòng vì vậy có phần căng thẳng.
Lượng mẫu bệnh phẩm cần xét nghiệm RT-PCR tại TP HCM đang rất lớn. Nhiều trường hợp không kịp trả kết quả vào ngày thứ 21, khi ꧋họ hoàn thành thời gian cách ly tập trung. Nôn nóng về nhà, một số người cũng khó chịu, phàn nàn v💎ới nhân viên khu cách ly.
Những lúc như vậy, bác sĩ Minh, bác sĩ Nguyên và các đồng nghiệp cố gắng trấn an, động viên, giải thích cho người dân ở lại chờ thêm một vài ngày. Dù muộn một chút nhưng có kết quả khẳn𝓰g định âm tính, tránh tình huống về nhà lại phát hiện dương tính, ảnh hưởng đến người thân.
"May mắn 🍰là đa số người cách ly đều hiểu và chấp hành tốt các quy định khi được g🐼iải thích kỹ lưỡng", các bác sĩ chia sẻ.
Thư Anh