Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (Mã CK: HAG) vừa thông báo Giấy chứng nhậ✃n đăng ký kinh doanh năm 2016. Theo đó, tập đoàn đã bổ sung 4 nhóm ngành kinh doanh mới.
Cụ thể, Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng cây ăn quả như chanh leo, xoài, thanh long, sầu riêng, bơ và phát triển dịch vụ trồng trọt. Từ các sản phẩm này, tập đoàn mở thêm ngành chế biến và bảo🦩 quản rau quả.
Đặc biệt, Hoàng Anh Gia Lai dự định phát triển ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt. Như vậy, tổng cộng Hoàng Anh Gia Lai kinh doanh 61 ngành nghề khác nhau. Trong đó, chủ yếu vẫn kinh doanh bất đ🅷ộng sản, chăn nuôi, trồng trọt và khai thác kh🤡oảng sản.
Mới đây, Hoàng Anh Gia Lai cũng xin chuyển đổi 685ha đất trồng cỏ, tiêu tại Gia Lai để trồng cây ăn quả nhằm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy 💃chế biến các sả𒐪n phẩm trái cây của tập đoàn.
Trước đó, trao đổi với VnExpress, Bầu Đức cho biết sẽ cho ra mắt thương hiệu thịt bò riêဣng năm 2016. "Chúng tôi mới bắt đầu cung cấp bò hơi cho các lò mổ ở Hà Nội và không có𝄹 thương hiệu riêng. Sợ các bên trà trộn làm ảnh hưởng đến uy tín, nên sắp tới thương hiệu thịt bò tươi Hoàng Anh Gia Lai sẽ ra mắt và được bán trong một chuỗi cửa hàng", Bầu Đức cho biết, đồng thời khẳng định thịt bò sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn của Bộ Y tế sau khi được chăn nuôi và đóng gói theo công nghệ Australia.
Hoàng Anh Gia Lai là một trong số🍰 ít doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đầu tư trọng điểm vào nuôi bò công nghệ cao. Đây là ngành mới triển khai song luôn đứng vị trí số một, đem lại doanh thu lớn cho tập đoàn. Năm 2015, Hoàng Anh Gia Lai tiêu thụ được 66.337 con bò, thu về 2.541 tỷ đồng, chiếm 41% tổng doanh thu. Quý I/2016, doanh thu từ bán bò đạt 1.233 tỷ đồng.
Mới đây, trong tâm thư gửi cổ đông, Bầu Đức cũng cho biết đang thực hiện tái cấu trúc các khoản nợ và tin sẽ vượt qua khó khăn, phát triển bền vững. Năm 2016, tập đoàn tiếp tục tập trung vào dự án bấ𒅌t động sản ở Myanmar; trồng và 𝓡chăm sóc diện tích cây cao su, cọ dầu sẵn có chờ đợi giá phục hồi có thể bán ngay để thu hồi vốn.