Bầu Kiên đưa ra lý lẽ bác tính hợp pháp của hợp đồng bản quyền truyền hình giữa AVG và VFF. |
Trong ngày 4/1 đã có ba công văn được phát đi lần lượt từ các đơn vị VFF, VPF và AVG. Sau khi VFF chủ động gửi công văn tới VPF khẳng định chủ quyền của bản quyền truyền hình, đến chiều VPF đã gửi công văn lên ba bộ Tư pháp, Văn hóa Thể thao, Thông tin Truyền thông đề nghị xem xét lại tính hợp pháp của hợp đồng giữa AVG và VFF. Buổi🌄 tối, tới lượt AVG thông báo gửi công văn đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao kiểm tra lại hợp đồng này.
Trong công văn gửi t💯ới ba Bộ, VPF đưa ra hai điểm mà công ty này cho là VFF và AVG đã vi phạm luật khi ký hợp đồng bản quyền truyền hình:
VPF cho rằng khoản 2 Điều 53 Luật thể thao và Điều 12 Nghị định 112, quy định quyền sở hữu bản quyền truyền hình các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp thuộc về VFF và các CLB bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng thực tế khi ký hợp đồng nói trên VFF chưa có được sự đồng ý của người có thẩm quyền của các CLB bóng đá chuyên nghiệp về việc ủy quyền cho VFF đại diện các CLB đàm phán, ký kết Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp.
Theo VPF,𒅌 khi ký hợp đồng với VFF vào ngày 08/12/2010 AVG chỉ là doanh nghiệp được phép truyền dẫn, phát sóng các chương trình truyền hình chứ không phải là một đài truyền hình. AVG không có quyền hoạt động báo chí, không được sản xuất 🐓tác phẩm báo chí (ở đây là các trận đấu).
"Mặc dù công ty VPF luôn mong muốn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của VFF, nhưng công ty VPF nhận thấy nếu thực hiện Hợp đồng nói trê♌n sẽ không phù hợp với các quy định của pháp luật", công văn của VPF gh♉i.
Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ ký công văn phản bác VPF. |
Cùng ngày 4/1, Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF cũng đã có công văn gửi tới VPF và các cơ quan liên quan, tiếp tục khẳng định mình là chủ sở hữu duy nhất giải bóng đá vô địch quốc gia và các giải bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam, đồng 🎀thời dẫn chứng ra một loạt các điều khoản trong Luật thể thao꧂ để làm rõ quan điểm của tổ chức này.
VFF khẳng định việc VFF c♑huyển quyền quản lý, tổ chức và điều hành theo Nghị quyết 426 có ý nghĩa là việc ủy quyền cho thành viên của VFF (ở đây là VPF) tổ chức thực hiện, quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật của giải cũng như quyền lợi nhà tài trợ giải theo chỉ đạo và quyết định của VFF cũng như thông lệ của FIFA💯.
VFF cho rằng VPF không thừa nhận quyền sở hữu các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam của tổ chức này như vừa qua là việc cố tình không hiểu các quy định tối thiểu cần thiết của pháp luật thể thao và Điều lệ của Liên đoàn cũng như không tôn trọng Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Thường trực BCH VFF đề nghị Hội đồng quản trị VPF nghiêm túc rút kinh nghiệm về những phát biểu mang tính cá nhân của Lãnh đạo VPF trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với VFF trong thời gian qua.
VFF yêu cầu trong khi chờ đợi để hoàn thành các thủ tục để VPF nhận ủy quyền đầy đủ của VFF điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện theo sự chỉ đạo thống nhất của VFF đối với các giải bóng đá chuyên nghiệp, VPF phải thực hiện theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của VFF, nhất là trong 🔯các trường hợp có vướng mắc phát sinh.
Tới đêm 4/12, AVG đã gửi thông cáo báo chí thông báo việc gửi côn𝔉g văn lên Bộ Văn hóa Thể thao đề nghị kiểm tra lại hợp đồng bản quyền truyềnꦿ hình đã ký với VFF.
Ông Hoàng Xuân Bắc, Phó Giám đốc AVG cho biết, văn bản của VFF đã thể hiện rõ sự hiểu biết và thái độ tôn trọng pháp luật, cũng như tôn trọng bản hợp đồng đã ký giữa VFF và AVG. Tuy vậy, VFF cần có những hành động quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa để công chúng có thể hiểu rõ về bản chất sự việc, tránh bị những kẻ lợi dụng bဣóp méo sự thật và định hướng sai dư luận.
AVG còn có một số kiến nghị, trong đó có việc cam kết bỏ chi phí thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn cho việc xây dựng 🧸các kế hoạch và đề xuất các giải pháp cho Bộ Văn hóa Thể thao, VFF nâng cao chất lượng bóng đá Việt Nam.
Xem: Công văn của VFF |
Xem: Công văn đáp trả của VPF |
Xem: Thông cáo báo chí của AVG |
Anh Dũng