Không chỉ trích bạn bè của con
Khi bạn nói "Mẹ ༺không muốn con chơi vớiꦺ Anna", trẻ sẽ coi đó là mối đe dọa với sự tự do và khiến bạn bè xa lánh mình.
Fauziah Shah, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Petra, nhận định khi bố mẹ chỉ t⛦rích bạn bè của con, việc đó chỉ khiến con tò mò và có xu hướng thân hơn với những người bạn đó để tìm hiểu những điều người lớn nói.
"Nếu con chơi với bạn có tính xấu, bố mẹ chỉ nên giám sát, không để trẻ đi quá xa và uốn nắn ngay kꦬhi trẻ có biểu hiện nhiễm tật xấu của bạn", Fauziah nói.
Không bao bọc trẻ quá mức
Khi trẻ mắc sai lầm, chúng phải học cách tự giải quyết, từ đó tìm ra người bạn nào có thể và không thể tin tư💦ởng. Việc bao bọc quá mức sẽ làm giảm khả năng tự giải quyết vấn đề của trẻ.
"Nếu một đứa trẻ biết bố mẹ đang kiểm soát những gì xảy ra trong cuộc sống và thay mình giải quyết, trẻ sẽ không có động lực đưa ra lựa chọn riêng. Học cách giải quyết hậu quả là vấn đề sống còn kh🎶i trẻ lớn lên", Fauziah khẳng định.
Dạy trẻ lòng tự trọng
Nếu có lòng tự trọng, trẻ sẽ hiểu giá trị và yêu bản thân, không cảm thấy tự ti hay trở nên bé nhỏ khi thấy mình khác biệt với bạn bè. Hầu hết trẻ bị thu hút bởi những người tự tin, hòa đồng và không bắt nạt bạn bè. Khi giáo dục trẻ trở thành người như vậy, con bạn sẽ nhận được sự tôn trọng, yêu quý🤪 từ những người bạn tốt.
Khen ngợi những bạn tốt
Bằng việc quan sát, bạn có thể dành lời khen với những người bạn tốt của trẻ, giúp trẻ vượt qu🌄a khó khăn. Thay vì khen ngợi chung chung như "Jane là người bạn tꦑốt", bạn nên chỉ ra "Jane là cô bé tốt bụng" để trẻ hiểu đức tính nào là tốt, đáng ngợi khen. Từ đó, trẻ sẽ dần hình thành xu hướng chơi với những người được khen tốt bụng.
Chia sẻ sai lầm
Thay vì giấu giếm sai lầm của bản thân, bạnꦑ nên chia sẻ với con về những điều đã làm sai trong quá khứ. Bạn có thể kể cho trẻ nghe về tình bạn của mình khi còn nhỏ, đặc biệt là những khoảnh khắc khi bạn phải đối mặt với thử thách hoặc đưa ra quyết định tồi tệ.
Khi được chia sẻ, trẻ sẽ cảm thấy gần gũi, được đồng cảm, từ đó mọi góp ý của bạn với trẻ cũng dễ dàng hơn. Đôi khi, những sai làm bạn kể có thể là câu chuyện ẩn dụ cho việc trẻ đang chơi với một người bạn không tốt, cần✤ thay đổi và giữ khoảng cách hơn.
Biết bạn bè của trẻ
Việc biết con đi chơi với ai giúp bạn xây dựng mạng lưới mối quan hệ thông minh. Để làm được việc này, bạ🐬n có thể mời bạn bè của con đến nhà chơi và cùng trò chuyện với lũ trẻ. Nếu có một đ🐽ứa trẻ bạn đặc biệt thích, hãy mời đi chơi cùng gia đình, tạo điều kiện để con bạn thân với đứa trẻ đó hơn.
Thể hiện tình yêu và ranh giới
Dù cho trẻ tự do đưa ra quy𝓀ếtไ định trong việc lựa chọn bạn bè, bạn vẫn cần đặt ra giới hạn. Tuy nhiên, với những đứa trẻ có tính cách mạnh mẽ, bạn cần mềm mỏng hơn trong việc thể hiện ranh giới.
"Hãy để con hiểu mọi việc bạn làm đều xuất phát từ tình yêu, sự quan tâm. Tuy nhiên, mỗi khi muốn tꦓhiết lập quy tắc hoặc đặt giới hạn, bạn luôn cần thảo luận trước với con", Fauziah nói.
Thanh Hằng (Theo Young Parents)