Phụ huynh thường hy vọng con phát triển các kỹ năng xã hội, trở nên tự tin, bạo dạn, nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có thể vượt qua nỗi sợ của bản thân. Motherly - trang chuyên về giáo dục con - khuyên c🧸ha mẹ đưa ra bảy câu nói để giúp trẻ.
1. "Chúng ta hãy đến sớm một chút để ổn định"
Đi vào căn phòng ồn ào với những đứa trẻ sôi nổi có thể khiến cཧon bạn cảm thấy ngại ngùng. Hãy thử đưa con đến các sự kiện sớm, để con là đứa trẻ đầu t💧iên có mặt. Điều này giúp trẻ dễ dàng tìm thấy vị trí của mình tại đó, cho dù chúng chơi một mình hay chơi với các bạn.
2. "Bạn của con sẽ ở đó"
Phụ huynh gợi ý cho c🔥on biết một vài người bạn thân sẽ có mặt tại sự kiện mà trẻ sắp tham gia. Trẻ sẽ cಌảm thấy thoải mái, bình tĩnh hơn khi biết người bạn đáng tin cậy của mình sẽ có mặt. Ngay cả khi các bạn của trẻ không ở đó, chúng vẫn sẽ cảm thấy yên tâm hơn vì có thời gian chuẩn bị tinh thần tốt.
Nếu ở sự kiện khô🧸ng có người trẻ quen, phụ huynh hãy nhắc nhở trước cho con biết. Từ đó, trẻ sẽ chuẩn bị tinh thần trước, không bị bất ngờ dẫn đến hoảng loạn vì không quen ai.
3. "Con có thể đứng cạnh bố/mẹ cho đến khi sẵn sàng đi chơi"
Phụ huynh hãy để con đứng cạnh mình đến khi chúng sẵn sàng tham gia các hoạt động. Nhưng thay vì trò chuyện cùng con, bạn hãy nói chuyện với mọi người xung quanh hoặc 💖tập trung vào việc của mình.
Điều này không ꦕcó nghĩa là bạn phớt lờ෴ con. Khi bạn không để ý đến trẻ, chúng sẽ cảm thấy nhàm chán và tự mình khám phá xung quanh hoặc nhập bọn với những đứa trẻ khác. Nếu bạn ở lại và chơi cùng con, trẻ sẽ càng thu mình hơn.
4. "Bố/mẹ chưa thấy con sẵn sàng để đi vào. Con có muốn nắm tay bố/mẹ không?"
Khi bạn nắm tay con tham gia một sự kiện, trẻ sẽ tự nhiên vui chơi hơn là đi một mình. Chúng sẽ cảm thấy yên tâm khi gia nhập vào nhóm những đứa trẻ khác vì biết có bố ꧂mẹ ở♔ đây. Ngoài ra, thay vì nói "Hãy đi chơi đi", phụ huynh hãy nói "Con chỉ cần chơi thôi" để giảm áp lực cho trẻ.
5. "Trông con có vẻ lo lắng"
Việc lựa chọn từ ngữ rất quan trọng. Phụ huynh có thể 🍸miêu tả cảm xúc của trẻ bằng tính từ "lo lắng", "sợ hãi"... nhưng không nên dán mác cho chúng là "nhút nhát". Nếu trẻ liên tục nghe thấy cụm từ "nhút nhát", chúng sẽ dần coi đây là một phần tính cách của mình, là cách chúng nhìn nhận bản thân.
Thay vì như vậy, hãy chỉ rജa cụ thể những cảm ♋xúc mà trẻ đang trải qua ngay cả khi bạn biết rằng trẻ sẽ không nghe thấy. Bạn chỉ cần gọi tên cảm xúc, không đưa ra nhận định về tính cách của trẻ. Nếu trẻ biết bạn hiểu cảm xúc của chúng, quan trọng hơn là bạn chấp nhận điều đó, trẻ sẽ vượt qua nỗi sợ hãi nhanh hơn. Bởi vì chúng sẽ không cảm thấy áp lực phải khiến cha mẹ hài lòng.
6. "Con muốn nói điều gì với các bạn?"
Đối với một số trẻ em, trò chuyện với bạn bè có thể diễn ra một cách tự nhiên. Nhưng với số khác, việc này sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, phụ huynh hãy gi🔯úp con học kỹ năng trò chuyện giống như học cách nói xin lỗi và cảm ơn.
Trước khi con tham gia một cuộc nói chuyện, bạn hãy giúp con vạch ra ba, bốn điều mà chúng muốn nói. Bạn có thể giúp con vẽ ra một vài cách để bắt đầu trò chuyện vớওi bạn bè. Tương tự, hãy cùng con thực hành trong các đoạn hội thoại như cách mời bạn đến nhà chơi. Càng tập l♒uyện nhiều, trẻ sẽ càng thấy thoải mái hơn trong tình huống thực tế.
7. "Con muốn mời bạn nào đến dự tiệc?"
Một đứa trẻ nhút nhát thường thích xây dựng mối quan hệ thân tဣhiết với 1-2 đứa trẻ chứ không thích chơi với n𒁃hóm bạn. Bạn có thể giúp con xây dựng mối quan hệ với một vài đứa trẻ bằng cách tổ chức buổi tiệc để chúng gắn kết với nhau.
Nếu trẻ không nói cho bạn biết, bạn có thể hỏi giáo viên con mình thích chơi hoặc ăn trưa với ai. 1-2 tình bạn bền chặt có th𒀰ể giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn trong các tình huống xã hội.
Những cụm từ đơn giản trên có thể giúp con bạn vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân. Tuy nhiên, một điều quan trọng nữa bạn cần ghi nhớ là sử dụn𒊎g giọng điệu khi nói. Hãy giảm áp lực cho con bằng giọng điệu tự nhiên, ôn hòa nhất. 💦Con sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu bạn có thể giữ bình tĩnh, thay vì cố gắng đẩy chúng vào các tương tác xã hội khi chưa sẵn sàng.
Tú Anh (theo Motherly)