Người nữ nhân viên bán hàn🐼g đợi bà Yang Jinzhong, 78 tuổi, tại bến xe bus rồi lái xe riêng chở bà đi dạo một vòng. Mỗi lần gặp mặt hoặc gọi điện, cô đều đưa ra lời chào hàng: Chỉ bằng khoản đầu tư nhỏ, bà Yang có thể dành trước một suất trong viện dưỡng lão với giá hời và còn kiếm thêm được chút tiền.
Bà Yang đã rất do dự cho tới khi chồng bị xuất huyết não và mất khả n🐈ăng nói. Tại Tr🔜ung Quốc, nơi dân số đang già đi với tốc độ đáng kinh ngạc, chỗ ở hợp túi tiền tại viện dưỡng lão rất khó tìm. Cuối cùng, bà đưa hết 31.000 USD tiền tiết kiệm cả đời cho công ty hưu trí.
Nhưng hiện tại, Heng Fuhai, công ty của nữ nhân viên bán hàng trên, đã trở thành một trong số hàng trăm trường hợp gần đây phải chịu sự điều tra hoặc truy tố của nhà chức trách Trung Quốc. Nạn lừa đảo đầu tư vào viện dưỡng lão trở nên phổ biến đến mức cơ quan tư pháp đứng đầu Trung Quốc đã gọi ngành công nghiệp hưu trí là một trong những khu vực ki🌃nh tế chịu thiệt hại nặng nề nhất từ hành vi huy 🌊động vốn trái phép.
Khủng hoảng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Trung Quốc đã mở ra kẽ hở cho những kẻ lừa đảo và các chiêu đầu tư có tính chất🌃♑ lừa đảo kiểu Ponzi (lấy của người đến sau trả cho người đến trước). Tới năm 2025, hơn 300 triệu người tại quốc gia này sẽ ở độ tuổi 60 hoặc hơn. Đến năm 2050, con số này dự kiến lên đến nửa tỉ.
Theo truyền thống, các gia đình Trung Quốc sẽ chăm sóc cho bố mẹ cao tuổi. Nhưng do tác động của chính sách "một con" và hiện tượng di cư diện rộng tới các thành phố lớn, số người có t⛄hể chăm sóc cho nhóm dân số già đang gia tăng đã trở nên ít đi. Nhà nước cũng chỉ chăm sóc cho những người dễ bị tổn thương nhất thuộc nhóm "ba 🔜không": không gia đình, không nguồn tài chính, và không có khả năng lao động.
Vì thế, chính quyền quay sang kêu gọi khu vực kinh tế tư nhân và đưa ra các khoản trợ cấp cùng khấu trừ thuế dành cho những công ty xây viện dưỡng lão. Tuy nhiên, xây dựng cơ sở chăm sóc người lớn tuổi cần chi phí cao trong khi lợi ꦗnhuận quá thấp vì hầu hết người dân không đủ khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc chất lượng cao. Theo một báo cáo, ở Bắc Kinh, chi phí một tháng tại viện dưỡng lão có thể lên tới 1.500 USD, cao gấp ba lần mức lương hưu.
Để vượt qua thách thức trên, một số công ty tìm cách lách quy định cấm nhận tiền từ cư dân trước khi viện dưỡng lão được xây xong. Thay vì trực tiếp bán trước nhà hoặc phòng, những công ty này tạo ra các sản phẩm đầu tư bên lề hứa ๊hẹn mức lꦗãi cao và lợi ích thành viên tương lai.
Theo chính quyền và chuyên gia chăm sóc người cao tuổi, những sản phẩm tài chính như trên thường biến tướng thành chiêu lừa đảo Ponzi. Tiền thu đ♔ược từ nhà đầu tư đến sau đôi lúc được dùng để thanh toán cho nhà đầu tư trước. Nếu khô🎀ng thể bán trước đủ số lượng nhà hoặc phòng để bắt đầu khởi công, dự án nhà dưỡng lão sẽ bốc hơi cùng số tiền.
Những thất bại như trên đã trở nên nghiêm trọng đến mức giới chức phải can thiệp. Đài truyền hình trung ꧑ương Trung Quꦆốc gần đây từng gọi quỹ đầu tư hưu trí đem lại mức lãi cao chỉ là "chuyện cổ tích".
Bốn năm qua đã có hàng nghìn vụ án hình sự được khởi tố với những công ty kinh doanh dịch vụ dưỡng lão. Ví dụ, công ty Yi Lao Lin tại thành phố Shenyang hứa hẹn khách hàng sẽ được hưởng lãi tháng cao đến 24% vꦜà trong tương lai được ở khu nghỉ dưỡng hưu trí cao cấp có phòng tập gym, trung tâm giải trí, và cơ sở bệnh viện. Trước khi "bốc hơi", công ty này đã huy động được gần 5 triệu USD tiền vốn từ hơn rất nhiều người.
Một công ty khác, Shanghai Da Ai Cheng, gọi được hơn 150 triệu USD tiền vốn qua hình thức quỹ đầu tư hứa hẹn mức lãi hàng năm khoảng 8-25% và chỗ ở trong viện dưỡng lão. Ba năm sau khi chươn🦂g trình đi vào hoạt động, nhà đầu tư không còn nhận được tiền lãi và sau đó phát hiện khoản tiền đầu tư ban đầu đã tiêu tan, thiệt hại tổng cộng hơn 81 triệu USD.
Dù còn nhiều vấn đề, nhà dưỡng lão vẫn còn ít bị ph😼áp luật điều chỉnh, theo một số chuyên gia. Giới chức mới tập trung vào chất lượng chăm sóc người cao tuổi mà chưa chú trọng hình thức huy động vốn, theo Chan Wing-kit, phó giáo sư chính sách xã hội thuộc Đại học 🌳Sun Yat-sen.
Người già ở nông thôn có rủi ro đặc biệt lớn vì thường sống một mình trong 🌃lúc con cái đến thành phố lớn làm việc. Nhiều người cao tuổi "không𒀰 có nguồn tài chính để chi trả dịch vụ chăm sóc dài ngày và không có con cái chăm lo nên họ về cơ bản là bị mắc kẹt", theo Bei Wu, giáo sư sức khỏe cộng đồng thuộc Đại học New York, người đã nghiên cứu dân số già của Trung Quốc trong 30 năm.
Trước mắt, cảnh sát thành phố Yiyang đang điều tra công ty nhận tiền đầu tư từ bà Yang Jinzhongꦬ. Nhà chức trách kêu gọi nhà đầu tư cung cấp thêm thông tin và cho biết sẽ cố gắng hạn chế thiệt hại tới mức tối thiểu, nhưng bà Yang tỏ ra hoài nghi.
Không biết đến khi nào mới lấy lại được tiền, bà Yang hiện phải sống dựa vào khoản lương hưu ít ỏi mỗi tháng. Lúc này nghĩ lại, bà cho rằཧng đã bỏ q🥂ua những dấu hiệu cảnh báo như việc nữ nhân viên bán hàng của công ty nọ sớm giục đầu tư khi chồng bà không còn khả năng tự chăm sóc bản thân. Bà ban đầu từ chối nhưng cô nhân viên kia vẫn kiên trì gọi điện, đi theo về nhà, thăm chồng bà trong viện, và còn giúp lau dọn nhà cửa.
"Cô ta cư xử như đứa con do tôi sinh ra, thậm chí còn tình cảm h💮ơn con đẻ. Tôi cảm thấy quá xấu hổ nếu từ chối", bà Yang nói.
Quốc Đạt (Theo The New York Times)