Theo Cynthia Borja, trưởng nhóm tại tổ chức The Decision Lab – nơi các chuyên gia nghiên cứu cách mọi người ra quyết định, việc phụ th൩uộc vào công cụ tìm kiếm sẽ nảy sinh bẫy tâm lý được gọi là "thiên kiến sẵn có". Tâm lý này cho rằng những thông tin dễ tiếp cận nhất là thông tin xác thực nhất.
Tuy nhiên, thuật toán của Google đôi khi hiển thị các nguồn tin không đáng tin cậy, thậm chí gây hiểu lầm. Kết quả bạn nhìn thấꦍy đầu tiên không nhất thiết là kết quả chính xác nhất.
Theo Borja, nếu không 🍰dùng lăng kính phản biện và bảo đảm kiểm tra♊ thêm một nguồn khác, bạn đang tiếp nhận thông tin từ một góc độ duy nhất.
Để tránh bẫy tâm lý thiên kiến sẵn có, Borja khuyến nghị mọi người tham khảo ꧅nhiều nguồ꧅n khác nhau. "Tôi không bao giờ chỉ xem một trang và sử dụng giải pháp tại đó. Tôi thường tìm kiếm trên một trang của trường đại học, rồi tìm tiếp trên một trang của tổ chức phi lợi nhuận", cô chia sẻ.
Chẳng hạn, bạn đang tìm "mẹo tăng cơ nhanh" và bắt gặp một nghiên cứu. Hãy so sánh kết luận của nó với một nguồn khác và xem a𓆏i là người tài trợ cho nghiên cứu đó. Ngay cả khi đang đọcജ một ấn phẩm uy tín, bạn cũng nên kiểm tra các nguồn mà họ trích dẫn có đúng hay không.
Trong khi đó, Beth Goldberg – một giám đốc Google – chia sẻ mẹo để phát hiện thông tin sai sự thật. ꦓĐó là luyện tập "đọc ngang". Để xác minh thông tin đang đọc trên mạng, bạn có thể mở nhiều tab để tham khảo các nguồn bổ sung và đánh giá độ tin cậy của tác giả, tổ chức, website xuất bản thông tin. Nhờ vậy, bạn sẽ biết được điều đang đọc ở tab đầu tiên có uy tín hay không.
Nếu có thời gian, hãy tì𝐆m thêm các nguồn bên ngoài Internet. "Thư viện và sách vẫn có giá trị. Vẫn có những cách để tìm kiếm thông tin để bạn trở thành nạn nhân của thuật toán Google", Borja nói. "Google là một công ▨cụ hữu dụng nhưng nếu muốn nếu tốt cho quá trình tư duy, đừng quá lệ thuộc vào nó".
Huy Phương (Theo CNBC)