Ngày 18/8, bác sĩ Vũ Thị Bầu,ꦰ Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết trẻ không khó thở hay nuốt nghẹn, chỉ sưng to tuyến giáp. Kết quả xét nghiệm tuyến giáp bệnh nhân to độ hai, chỉ số hormone tuyến giáp tăng cao, bác sĩ chẩn đoán bệnh lý cường giáp và điều trị kháng giáꦰp.
Bệnh này chủ yếuꦬ gặp ở người trưởng thành, ít gặp trẻ em. Tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi mắc bệnh chỉ dưới 1%, nữ bệnh nhiều hơn nam.
Sau 7 ngày điều trị, tình trạng trẻ tạm 🦄ổn định, tiếp tục uống thu𒊎ốc điều trị tại nhà.
Cường giáp là bệnh lý do tình trạng tăng tiết hormone tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxin) quá mức vào trong máu dẫn đến cá🎶c triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức. Biểu hiện thường gặp là ti💯m đập nhanh, gầy sút cân. "Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, trẻ sẽ gặp những biến chứng nặng về thần kinh, tim mạch, vận động, ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, trí tuệ, thậm chí đe dọa tính mạng", bác sĩ nói.
Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng như bệnh basedow (chiếm tới 98%), các bệnh lý gây viêm tuyến giáp bẩm sinh, dùng iod thời gian dài dự phòng bệnh bướu cổ🐟. Cư💙ờng giáp ở trẻ sơ sinh chủ yếu do mẹ của trẻ đã hoặc đang mắc bệnh cường giáp. Nếu mẹ bị cường giáp thì 2% trẻ sơ sinh cũng mắc bệnh.
Trẻ mắc bệnh cường giáp chủ yếu điều trị nội khoa. Trường hợp bệnh tái phát nhiều lần hoặc không có kết quả thì có thể lựa chọn các phương pháp iod ph🐎óng xạ hoặc phẫu thuật cắt tuy🅘ến giáp.
Phụ huynh có thể nhận biết những dấu hiệu cường giáp điển hình như bướu cổ nhìn hoặc sờ thấy được, mắt lồi, sụp mí, khả năng tập trung kém, lo lắng hồi hộp, nóng, vã mồ hôi, ru🌠n chân tay, tăng nhị🔴p tim, sụt cân, chậm lớn.
Thùy An