Theo nhận xét của mọi người trong gia đình th🌜ì từ khi 12 - 18 tháng bé lười nói, hiếu động, nhưng không tập trung, gọi không quay lại (không có vấn đề về thính giác), chỉ chăm chăm làm những gì mình thích, thích được đi ra ngoài chơi. Bé cũng bập bẹ nói, chỉ trỏ, xòe tay bái bai, hôn gió, nhưng sau đó thì ngưng. Thời gian gần đây, các hành động đó trở lại bình thường có phần rành rọt hơn. Hiện tại, mẹ có thể sai vặt bé như đi lấy cái ly, điện thoại... (những thứ bé biết), mang đồ đến cho ba, mẹ...
Bé chưa đi nhà trẻ. Bé bi bô suốt ngày nhưng không rõ từ, tự chơi, tự nói một mình ở nhà... Bé có em nhỏ được hơn 3 tháng tuổi, rất thương em, hay hôn em, ngồi chơi và nắm tay em. Gần nhà cũng có các bạn nhỏ trạc tuổi, khi chơi chung thì bé nhà tôi có phần thụ động và nhát hơn mọi đứa trẻ ♔khác.
Tôi cũng mới tìm hiểu về bệnh tự kỷ thời gian gần đây và rất lo lắng con gái mình bị tự kỷ, xin tư vấn giùm. (Hoang Nam)
Trả lời
Trả lời cho những lo lắng của bạn về vấn đề tự kỷ, chúng tôi xin đưa ra một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh này để bạn so sánh vớ🍬i con mജình:
Có thể nói tự kỷ là một dạng rối loạn về gia𝕴o tiếp với những dấu hiệu đặc trưng:
- Ít có phản ứng trong các tình huống p🙈hải thương lượng☂ với người khác;
- Ít thể hiện mình làm tốt để được bố mẹ 🐻chú ý, khen ngợi;
- Ít bắt chước hành động của người khác;
- Ít hứng thú với các bạn khác;
- Ít chơ෴i các trò chơi đó🧜ng vai, chơi búp bê, đánh trận giả;
- Ít dùng cử💮 chỉ để giao tiếp hoặc định hướng cho người lớn;
- Ít giao tiếp mắt khi giao tiếp;
- Ít phản ứng khi được gọi tên hoặc phản ứng không🦹 nhất quán.
Những hành vi trên ít⛦ hơn một cách đáng kể so với các bạn cùng tuổi.
Mặc dù chưa c💃ó đầy đủ thông tin nh💫ưng với những gì bạn mô tả, chúng tôi cho rằng con của bạn không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để chẩn đoán tự kỷ. Tuy nhiên, những gì bạn lo ngại liên quan đến sự thụ động thu mình, lười nói, hiếu động, không tập trung và có các hành vi hung tính có thể là kết quả của những vấn đề hành vi cảm xúc khác hoặc do hành vi xấu của bé được củng cố bởi môi trường và người lớn.
Nếu những vấn đề này tiếp diễn hoặc trở nên trầm trọng hơn, bạn nên đưa cháu đến gặp chuyên gia có kinh nghiệm để cháu được đánh giá chuyên biệt được và tư vấn cho b♒ố mẹ những hành động can thiệp cụ thể.
Thạc sĩ Trần Thành Nam
Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC