Theo News, cậu bé 2 tuổi nặng 33 kg và chỉ số khối cơ thể (BMI) là 41. Lần đầu tiên gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết lúc 14 tháng tuổi, cậu bé nặng 21,3 kg nhưng sau khi thực hiện chế độ ăn kiêng 4 tháng, cân nặng của cậu đã tăng lên 8 kg. Tiếp đó, khi được chuyển tới một phòng khám điều🔯 trị béo phì, cân nặng của cậu bé đã là 29,4 kg. Chứng béo phì khiến cậu bị ngưng thở khi ngủ và cong vẹo chân.
Sau khi nỗ lực thực hiện một chế độ ăn kiêng khác cho cậu bé lại thất bại và cân nặng lên tới 33 kg, bác sĩ quyết định phẫu thuật thu hẹp dạ dày cho cậu để hạn chế lượng thức ăn🎐 hấp thụ vào cơ thể.
Các bác sĩ phẫu thuật cho biết: “Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày chưa từng được thực hiện trên một em bé ở độ tuổi còn quá nhỏ như thế này. Đây có lẽ l🍰à nỗ lực phẫu thuật thành công đầu tiên đối với một cậu bé béo phì mới 2 tuổi”.
Sau ca phẫu ♛thuật, cân nặng củܫa cậu giảm từ 33 kg xuống 24 kg và chỉ số BMI là 24 – nằm trong mức bình thường.
Chuyên gia 💙về béo phì Paul Zimmett từ Viện tim và đái tháo đường Baker IDI Australia cho rằng, trường hợp này thực sự “gây sửng sốt” và “rất bất thường”. Theo ông, không thể biết được những gì có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nếu không có sự chăm sóc đúng đắn sau này, cậu bé có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu vitamin.
Tại Australia, các cuộc phẫu thuật giảm béo như thế này thường không được khuyến nghị đố💙i với trẻ em dưới 14 tuổi. Trong một trường hợp cá biệt khác, các bác sĩ Ấn Độ báo cáo rằng họ đã thực hiện phẫu thuật chữa béo phì cho một cậu bé 4 tuổi. Cậu bé với cân nặng 44,5 kg này tiêu thụ tới 1.400 calo một ngày do mắc hội chứng rối loạn di truyền hiếm gặp gọi là Prader Willi Syndrome khiến luôn cảm thấy đói.
Lê Phương