Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, ngày 17/6 cho biết bé được bệnh viện từ Cần Thơ chuyꦅển đến cấp cứu 10 ngày trước.
Ngoài suy thận mạn, bé bị viêm phổi, nhiễm trùng huyết, tăng huyết áp, suy dinh dưỡng, chỉ nặng 10 kg. Các bác sĩ điều trị cấp cứu bằng cách cân bằng dịch, th✨uốc hạ áp, vận mạch...
Bé thở máy gần một tuần, tổng trạng dù 🅰đã cải thiện nhưng vẫn còn suy kiệt. Hiện, bé đã tự thở sau khi cai máy, song vẫn còn tăng huyết áp.
Theo bác sĩ Vũ, khi nhập viện, bé đã xét nghiệm Covid-19 âm tính, do bệnh nặng nên phải cách ly điều trị trong khoa hồi sức. Hôm qua, bệnh viện đã liên hệ người nhà vào lấy mẫu xét nghiệm cùng bé, trước khi chuyển lên khoa Thận ꦦNội tiết tiếp tục điều trị bệnh suy thận. Đến nay, tất cả đã có kết quả xét nghiệm âm tính.
Dự kiến, bé sẽ được bác sĩ đánh giá, tư vấn hướng điều trị tiếp theo với bệnh suy t⛄hận mạn.
"Đây là một trong những trường hợp nhỏ tuổi nhất được phát hiện bệnh suy thận mạn tại bệnh ⛄viện", bác sĩ Vũ chi🅠a sẻ. Bệnh viện hiện điều trị khoảng 10 bé suy thận mạn giai đoạn cuối, thường trên 5 tuổi.
Suy thận mạn ở trẻ có thể do dị dạng đường tiết niệu, bệnh lý cầu thận, di truyền hoặc không rõ nguyên nhân. Diễn biến bệnh thường âm thầm, không biểu hiện thành triệu chứng cho đến khi bệnh đã diễn tiến nặng hoặc vào suy thận mạn giai đoạn cuối. Trẻ sơ sinh mắc bệnh thường có triệu chứng biếng ăn, ói, chậm phát triển thể chất. Trẻ lớn có thể xanh xao, thiếu máu, cao huyết áp, rối loạn tiêu hoá, uống nhiều, tiểu nhiều,൲ chậm dậy thì, còi xương...
Hiện có ba phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối là chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc và ghép thận. Trẻ chạy thận phải vào viện một tuần khoảng ba lần. Thẩm phân phúc mạc thực hiện tại nhà còn nhiều hạn chế. Ghép thận là phương pháꦆp thay thế thận tối ưu nhất nhưng trở ngại về nguồn tạng h💫iến và chi phí ghép.