Ngày 19/5, các bác sĩ Bệnh viện Đa kh🐷oa khu vực Nghĩa Lộ cho biết, bệnh nhi ngứa rất nhiều vùng quanh mi mắt hai bên. Bác sĩ phát hiện có rất nhi𓃲ều rận mu và trứng của chúng ký sinh trên các sợi lông mi bệnh nhi, bé được chẩn đoán bị rận mu.
Bệnh rận mu gây ra bởi Pthirus pubis, lꦐoài ký sinh trùng phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, tóc, lông mày... Chúng lây truyền qua tiếp xúc cơ thể, như hôn, quan hệ tình dục hoặc các tiếp xúc trực tiếp từ người bệnh sang người lành. Ngoài ra, rận mu còn có thể lây qua chăn, chiếu, mùng mền, quần áo, khăn tắm... khi dùng chung.
Bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số toàn🍷 thế giới. Bệnh rận mu tuy do loài rận ký sinh nhưng được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tìn🐻h dục. Bệnh nhân thường cảm thấy ngứa, sẩn đỏ mắt hoặc có các vảy màu đỏ sẫm ở mi và lông mi, nhất là những vùng nhạy cảm của con người. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy trứng và rận trưởng thành, ở một mắt hay cả hai mắt. Triệu chứng ngứa thường xảy ra sau một đến hai tuần nhiễm bệnh, ngứa nhiều vào ban đêm.
Qua khai thác thông tin, các bác sĩ cho biết, mẹ cháu cũng bị rận mu và có thể đã lây sang cho cháu bé. Vì vậy, các bác sĩ hướng dẫn gia đình vệ sinh chăn màn, hướng dẫn người mẹ vệ sinh âm hộ, cắt lông mu, gộ꧟i đầu bằng thuốc diệt chấy rận...
Bác sĩ khuyến cáo mùa hè đã đến, mọi người cần tăng cường dọn dẹp vệ sinh 𒀰n🐓ơi ở và vệ sinh cơ thể sạch sẽ để hạn chế phát sinh bệnh. Rận mu dễ lây cho những người xung quanh, nhất là người sống cùng một nhà. Do đó, khi có triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm rận mu, cần đến các phòng khám chuyên khoa để khám, phát hiện, điều trị kịp thời và được tư vấn cách phòng tránh lây lan. Điều trị rận mu không khó nhưng nếu không điều trị dứt điểm, việc gãi ngứa gây trầy xước da, lở loét có thể dẫn đến bội nhiễm do vi khuẩn.