Từ khi bé Thỏ 7 tháng tuổi, anh Đinh Văn An (quận 7, TP H😼CM) "xung phong" tắm cho con. Mỗi lần đưa con vào phòng t♔ắm, anh đều mang theo đồ chơi cho bé. Thỉnh thoảng, ông bố 32 tuổi lại lấy ca hay vòi hoa sen nhẹ nhàng dội nước thẳng từ trên đầu con xuống. Khi bé Thỏ 8 tháng, anh đưa con đến bể bơi, cho xuống nước vẫy vùng, rồi tập... lặn.
Lý giải cho hành động hơi "khác ngườ🀅i", này, anh An cho biết, từ lúc con chưa lọt lòng, đọc nhiều tài liệu nước ngoài cũng như Việt Nam, anh giật mình khi biết chết đuối là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong và thương tật ở Việt Nam và là nguyên nhân số một gây tử vong cho trẻ dưới 14 tuổi. Vì thế, anh muốn dạy con biết bơi sớm, trước hết là để phòng tránh tai nạn, sau nữa là cho cháu rèn luyện sức khỏe.
Hồi bé Thỏ 8 tháng, khi anh nói sẽ cho con đi ra bể bơi cùng mình, nhiều người trong gia đình lꦛẫn bạn bè phản đối. B🎶à nội thì sợ cô cháu gái bị nhiễm lạnh, sinh bệnh, còn mẹ bé - không biết bơi - nên rất sợ nước và lo cho con. Thế nhưng, sau vài lần thấy bé Thỏ tỏ ra rất thích thú khi được bố dẫn xuống nước, cho đập tay, đập chân - và không ảnh hưởng sức khỏe - cả nhà an tâm dần.
Anh An thường lựa lúc trời ấm để đưa con tới hồ tập bơi. Ảnh: Đinh Văn. |
"Mình ở sau lưng, lấy 2 tay nâng nách bé. Bé sẽ đập đập 2 tay và đạp 2 chân. Sau mấy buổi như vậy, mình sẽ tập cho con lặn. Để một người ẵm bé đối diện với mình, mình thổi phù phù vào mặt bé để con nhắm mắt, n🉐ín thở rồi dìm xuống nước. Lúc kéo lên, thấy Thỏ hơi giật mình nhưng không bị uống nước hay sặc", anh An kể.
Hiện🎐 tại, Thỏ 16 thángไ, rất thích xuống nước, biết đạp nước, khi dìm xuống thì biết tự ngưng thở.
Dù vậy, anh An cho biết, anh cũng không kỳ vọng con biết bơi ngay, mà chỉ muốn bé queꦐn dần với nước vღà tập nổi.
Ở Việt Nam, việc dạy trẻ nhỏ bơi rất khó, phần vì mọi người còn ngại ngần nên không mấy ai cho con tập bơi sớm, những người muốn dạy con bơi như anh An - thì lại thiếu phương tiện - hồ bơi - dành cho bé dưới 2 tuổi. Nếu để con bơi chung hồ người lớn thì vừa lạnh vừa không 🐓sạch. Hồ ở nhà cũng không tập được vì hồ bằng nhựa dạng ly (thân cao, miệng hẹp) không🐈 thể bơi, còn hồ miệng rộng thì nước cạn, cũng không làm gì được. Hơn nữa, ở lứa tuổi này, trẻ lại hay ốm vặt, khi thì viêm đường hô hấp, lúc đau mọc răng... nên cơ hội đưa đi bơi không nhiều.
Tuy vậy, Tiến sĩ Phạm🥂 Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm E-Bơi, Hà Nội khẳng định, trẻ có thể học và biết bơi từ khi còn ẵm ngửa.
Theo ông Tuấn, việc cho trẻ sơ si🍷nh học bơi ở nước ngoài rất phổ biến, đặc biệt ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức.., trong khi đó rất hiếm phụ huynh ở nước ta dám cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tập bơi, do bản thân người lớn không biết bơi, sợ nước, sợ không an toàn cho con hoặc lo bé dễ bị ﷽nhiễm bệnh.
Tiến sĩ cho biết thực tế, trẻ con biết bơi từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Hơn nữa, trẻ khi sinh🦹 ra được thừa hưởng hai phản xạ di truyền từ tổ tiên - các loài động vật có vú - là khả năng khua tay, đạp chân và lặn (ngưng thở khi đầu chìm vào nước)... Vì thế trẻ em học bơi còn dễ hơn học bò, học đi. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không biết cách giúp con duy trì và phát triển các phản xạ này, thì đến khi 18 tháng tuổi, chúng sẽ tự mất đi.
Để nuôi dưỡng các phản xạ này ở trẻ, chuyên gia cho rằng các bậc phụ huynh nên cho bé làm quen với nước ở nhà, trong mỗi lần t🐓ắm cho bé, cụ thể:
- Khi bé được 2-3 tháng, cho bé vào chậu tắm, đổ nước xâm xấp, để bé nằm ngửa thoải mái, rồi từ từ dội nước ấm vào người, vào mặt để trẻ dần quen v♐ới việc đầu, mặt, mắt, mũi tiếp xúc với nước.
- Cứ như vậy, khi được khoảng 5 tháng, hai phản xạ vàng là đạp nư꧑ớc và lặn của bé được đánh thức. Bé sẽ biết ngưng thở khi đầu chìm vào nước và chỉ thở lại khi nhô đầu khỏi mặt nước.
- Ngoài ra, lúc cơ thể ở dưới nước, bé sẽ khua đạp kiểu bơi chó. Do hệ thống𒈔 xương khớp của trẻ chưa phát triển, chưa đủ cứng để có thể nhấc đầu khỏi mặt nước, vì thế, cách bơi của trẻ sơ sinh sẽ rất khác với cách bơi của người lớn.
Ông Tuấn cũng thừa nhận, việc dạy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bơi ở Việt Nam cũng còn nhiều khó khăn, chủ yếu do nhận thức của mọi người và các đi🅠ều kiện hỗ trợ. Ông cho biết, với trẻ nhỏ, nên tập bơi ở nhà tốt hơn, vừa an toàn hơn vừa tránh nhiễm hóa chất độc hại từ các bể bơi công cộng.
Tuy nhiên, hiện nay,ꦆ các loại bể bơi có đủ chiều sâu và thuận tiện cho trẻ học bơi tại nhà hiện chưa bán ở nước ta.
"Cái này trong nước hoàn toàn có thể tự chế tạo được. Nó cũng chỉ là cá𒊎i thùng đựng nước, có kích thước là 80cm (cao) x 80 cm (đường kính), thích hợp cho bé từ 1 đến 15 tháng tuổi, mỗi lần tắm tốn khoảng vài trăm lít ꦚnước", ông Tuấn nói.
Những điều cần lưu ý để bé tập bơi an toàn: - Không bao giờ được để bé một mìn🎃h khi tắm, khi học bơi dù chỉ một gi🌊ây. - Không bao giờ được é♕p bé làm những điều bé không thích, bởi học là vui chơi, vui chơi là học. Mọi việc đều phải từ từ, tuần tự, không thể nôn nóng. ෴- Luôn vui vẻ, tươi c൩ười tạo sự tự tin, bình yên cho bé. - Nước phải sạch và đủ ấm để không gây hạ𒁃i cho t🧜rẻ. - Nơi học bơi phải thông thoáng, không có gió lùa, không trơn trượt, an toàn về đi๊ện, cháy nổ. - Sau khi tập bơi, nên vệ sinh mắt, mũi, tai cho bé s🔥ạch sẽ. |
Minh Thùy