꧃Ngày 3/6, bác sĩ Đỗ Kiêm Thắng, khoa Nhi Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết trẻ sốt cao kèm theo nôn nhiều lần trong ngày, nhập viện trong tình trạng lơ mơ, ý thức kém, co giật. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân sốc giảm thể tích do tiêu chảy cấp mất nước nặng, suy thận cấp, rối loạn điện giải, toan kiềm, nguy cơ tử vong.
🏅Trẻ được cấp cứu, truyền nước, truyền điện giải và theo dõi chỉ số sinh tồn. Sau hai ngày điều trị tích cực, trẻ đã thoát sốc, nhịp tim và nhịp thở giảm, không còn tình trạng mất nước, bắt đầu tự ăn, uống được.
🔯Thời tiết nắng nóng, nền nhiệt cao kéo dài là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn phát triển gây tiêu chảy cấp ở trẻ. Trẻ bị tiêu chảy cấp có tốc độ đào thải phân cao nên dễ dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan, nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
෴Bác sĩ khuyến cáo các phụ huynh trong quá trình chăm sóc trẻ cần chú ý theo dõi quá trình nôn, đi ngoài của con. Khi trẻ bị tiêu chảy, người nhà có thể bổ sung oresol pha với đầy đủ lượng nước theo hướng dẫn sử dụng, tránh cho uống dung dịch oresol quá đậm đặc gây rối loạn điện giải, co giật. Không nên sử dụng các nước giải khát công nghiệp vì chứa nhiều đường, dễ thẩm thấu vào máu; cũng không nên chỉ uống nước lọc để bù nước, làm rối loạn điện giải khiến trẻ mệt hơn.
▨Người lớn cũng không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh vì có thể gây loạn khuẩn đường ruột, dẫn đến tác dụng không mong muốn của thuốc kháng sinh. Tránh uống thuốc cầm nôn và tiêu chảy vì sẽ làm giảm nhu động ruột, không đào thải được nguyên nhân nhiễm khuẩn, khiến bệnh có xu hướng kéo dài.
🌠Nếu trẻ bị nôn nhiều, tiêu chảy nhiều lần trong ngày không thể kiểm soát được tại nhà, li bì, mệt mỏi, không ăn uống được cần đến bệnh viện khám để bác sĩ đánh giá tình trạng mất nước và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh biến chứng mất nước nặng do tiêu chảy đe dọa tính mạng của trẻ.
Minh An