Là giáo viên cấp một, không dạy thêm gì nên chị Hoàn (Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) có khá nhiều thời gian rảnh để chăm con. Mỗi ngày, chị thường đi chợ sớm hoặc đặt sẵn những hàng bán thực phẩm tươi ở chợ để có được những thức ngon, bổ về nấu cho con. Thực đơn tuần của bé Tun, con gái chị thể nào cũng có đầy đủ cua bể, chim câu hay gà tần, lư🥃ơn hoặc cá hấp... nhưng cô bé chẳng mấy khi tỏ vẻ thích thú.
"Chỉ ăn thừa của🗹 con mà mẹ béo ú đây này", chị Hoàn ngao ngán kể. Chị cho biết, dù cũng chịu khó mua sách nấu ăn để chế biến sao cho thật thơm ngon nhưng các món này cũng không hấp dẫn được con gái. Mỗi bữa, dù được m🎀ẹ đưa đi rong khắp xóm thì cô bé 32 tháng tuổi, nặng chưa đầy 11 kg này cũng chỉ xài hết gần nửa suất.
Nhiều bà mẹ tìm mọi cách ép con ăn thật nhiều thực phẩm bổ dưỡng như thịt, trứng, sữa... Ảnh chỉ có tính minh họa: MT. |
Cũng có cậu con trai lười ăn, chị Thuận (Phúc Thọ, Hà Nội) không tiếc công làm cho con đủ loại sơn hào hải vị, cộng với việc ép🍸 uống sữa giàu đạm, càng nhiều càng tốt.
Mỗi ngày, dù con đã ăn được ít cơm, chị Thuận vẫn cố gắng "nhồi" thêm bằn💧g được bộ óc heo, quả cật, miếng tim hay cái đùi gà, hoặc quả trứng vịt lộn.... Theo chị, "làm vậy thằng bé mới có đủ chất, chứ nếu nó đã nạp được ít thức ăn, lại dùng những thứ ít bổ béo thì chắc chắn sẽ bị suy dinh dưỡng".
Dù vậy, cậu quý tử 𒅌gần 4 tuổi của chị vẫn còi triền miên, lười ăn, kèm chứng t🍬áo bón nặng.
Nhưng cũng có hôm, sang nhà hàng xóm đón con về, chị mắt tròn mắt dẹt khi thấy cháu ngồi ăn hết lưng bát 💫cơm với muối vừng ng🍸on lành cùng cậu bạn bằng tuổi.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, bà từng gặp không ít trường hợp bố mẹ đầu tư cho con ăn rất "chất" mà trẻ vẫn suy dinh dưỡng.
Theo bà Lâm, việc cho ăn quá nhiều đạm sẽ có hại cho trẻ, khiến bé khó tiêu hóa dẫn đến chán ăn, táo bón. Khi được nhồi quá nhiều đạm, cơ thể trẻ còn khó hấp thu các loại vitamin, dễ sút cân, đi ngoài phân sống. Không chỉ thế, việc được bồi bổ quá mức sẽ khiến gan và thận trẻ p🌼hải làm việc quá mức, sớm bị suy yếu.
"Người lớn chúng ta nếu vài ngày liên tiếp đi ăn cỗ, ăn uống ê hề thì sau🌞 đó, chỉ nhìn thấy thức ăn đã có cảm giác ngán, không muốn đụng đũa, nói gì đến trẻ con", bà Lâm nói thêm.
Chuyên gia cho biết, nhiều bà mẹ trẻ khi cho con ăn thường ưu tiên các loại thực phẩm giàu đạm như tᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhịt, trứng, cá... và cho rằng những🌜 chất giàu đạm này là tốt nhất cho bé, giúp bé mau lớn, cứng cáp. Thực tế thì, cũng như người lớn, chế độ ăn của trẻ cần cân đối, vừa đủ chất, đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa 4 nhóm thực phẩm là bột gạo, thịt hoặc cá, rau xanh và dầu mỡ.
Theo bà, mỗi độ tuổi trẻ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau và các mẹ có thể hỏi chuyên gia tư vấn hay tham khảo các tài liệu dinh dưỡng để biết cụ thể nhu cầu của con ở từng giai đoạn, đồng thời biết cách lựa chọn, chế biến thực phẩm vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa kích 💫thích trẻ thèm ăn. Ngoài ra, muốn con ăn tốt, bố mẹ ꧅cần biết cách cho bé ăn một cách tích cực, tức là luôn động viên khuyến khích, chứ không ép trẻ trong bữa ăn, cho trẻ ăn vào giờ cố định, hạn chế quà vặt, chế biến các món ăn đa dạng, phù hợp với sở thích, khả năng nhai, nuốt của bé...
Nhà dinh dưỡng cho rằng, nhiều trẻ bị biếng✤ ăn do nhiều nguyên do khác nhau, như do tâm lý, thiếu vi chất dinh dưỡngꦗ... Vì vậy, nếu sau một thời gian cố gắng mà không cải thiện được tình trạng biếng ăn của trẻ, các bà mẹ nên cho con đi khám chuyên khoa để biết rõ nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
Vương Linh