Bé gái giãy dụa, từ chối tiếp xúc lúc mới được đưa vào viện
Giới chức bang Uttar Pradesh cuối tuần trước cho biết, cô bé 8 tuổi được tìm th♏ấy ở khu vực rừng núi hẻo lánh Katarniya Ghat hồi tháng một không phải do động vật hoang dã nuôi dưỡng. Theo giám đốc kiểm lâm khu vực, cô bé mới bị ng🐻ười thân bỏ rơi.
Ông JP Singh cho biết bé gái thực chất được tìm thấy ở con đường ven bìa rừng, chứ không phải trong rừng sâu. Mặc dù có khỉ quanh quẩn cạnh cô bé, nhưng lực lượng kiểm lầm "chưa từng phát hiện cô bé này sống cùng bầy khỉ", theo Guardian.
"Tôi cho🦩 là người nhà khi biết cô bé không thể nói năng bình thường đã bỏ rơi cháu ở con đường ven rừng", ông nói. "Nếu cô bé có sống cùng bầy khỉ thì cũng chỉ trong vài ngày, không có chuyện sống cùng lũ khỉ trong thời gian dài".
Toàn bộ khu rừng 🎐được lắp máy quay an ninh và lực lượng kiểm lâm thường xuyên tuần tra. Vì thế, theo ông JP Singh, cô bé không thể sống sót trong rừng hoang lâu ngày mà không bị phát hiện.
Giám đốc bệnh viện ở Bahraich, nơi bé gái được đưa vào điều trị từ hồi tháng một, cho biết "rất khó để biết chính xác thời điểm bé bị bỏ ꦅrơi".
"Người Ấn Độ không thích đẻ con gái, nhấ🍌t là đứa trẻ đó lại bị khuyết tật trí tuệ", ông DK Singh cho biết. "Có thể đó là lý do khiến bé bị bỏ rơi".
Ankur Lal, giám đốc sở y tế huyện Bahraich cho biết các nhà điều tra vẫn đang kiể🥂m tra nguyên nhân gây nên tình trạng tâm thần ở cô bé, nhưng nhiều khả năng không phải cô bé được bầy khỉ nuôi dưỡng.
"Khi được tìm thấy trong rừng, cô bé chống trả dữ dội. Bé không biếtღ cách đi vệ sinh, không biết giao tiếp, vì thế khi đó họ cho rằng cô bé đã sống rất lâu trong rừng", ông nói.
Tuy nhiên, sau khi nhập viện, cô bé nhanh chóng thay đổi khiến các bác sĩ tin rằng thực tế, em được c꧑on người nuôi nấng.
"Ban đầu cô bé chỉ biết bò nhưng chẳng mấy chốc đã đi lại bằng hai chân như người bình thường.𓆏 Chắc chắn là bé không phải sinh ra và lớn lên trong rừng", Lal nói.
Cô bé bắt đầu thay đổi sau khi nhập viện:
Ranjana Kumari, một nhà hoạt động xã hội vì quyền lợi của phụ nữ và trẻ gái khẳng định gia đình🌄 đã bỏ rơi cô bé. Bà nói rằng tình trạng🍸 này đặc biệt tồi tệ ở vùng nông thôn.
"Một số gia đình coi nhẹ trẻ gái", bà nói. "Họ muốn chối bỏ đứa t꧋rẻ hơn là tốn tiền nuôi nấng con gái. Xã hội ch💝úng ta đang sống phải chịu trách nhiệm về việc này".
Theo bà, gia đình nghèo có con khuyết tật được chính phủ trợ giúp quá ít "mà nếu đứa trẻ đó ܫlà gái, khó khăn còn tăng gấp bội".
Bé gái trên đãꦗ được chuyển tới một nhà từ thiện cho trẻ em ở Lucknow để tiếp tục điều trị phục𝔉 hồi.
Hồng Hạnh