Gia đình cho ♑biết bé gái học giỏi nhưng luôn tự ti vì ngoại hình lớn phổng phao hơn so với bạn bè. Sau khi bố mẹ ly thân, trẻ stress, nhịn ăn trong thời gian dài, sụt từ 48 kg xuống còn 33 kg, t൲áo bón nặng. Khi bé đau bụng dữ dội, gia đình đưa con đến Bệnh viện Việt Đức cấp cứu.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị táo bón, tắc ruột gây giãn mất chức năng một đoạn đại t🏅ràng. Kíp phải phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột✅ mất chức năng đó rồi nối lại. Các bác sĩ cùng hội chẩn với bác sĩ Phan Chí Thành, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, phát hiện trẻ bị ngừng trệ quá trình phát triển tuổi dậy thì, dẫn đến mất kinh hoàn toàn.
Ngày 12/8, bác sĩ Thành ꧒cho biết trẻ bị rối loạn ăn uống nặng nề, cần phải điều trị toàn diện dinh dưỡng tâm lý và thể chất. Sau khi hồi phục, trẻ có thể có kinh lại bình thường.
Chán ăn tâm thần làဣ chứng rối loạn ăn uống phổ biến. Tình trạng xuất hiện nhiều ở tuổi vị thành niên hoặc thanh niên, có xu hướng ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Những người mắc cꦓhứng biếng ăn thường coi mình là thừa cân, ngay cả khi họ thiếu cân trầm trọng. Họ có thói quen li൩ên tục theo dõi cân nặng, tránh ăn một số loại thực phẩm, hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể; thực đơn ăn uống không phong phú, suy nghĩ tiêu cực về thức ăn...
Chán ăn có thể gây hại cho cơ th𒉰ể, ảnh hưởng s𒁏ức khỏe xương, vô sinh, tóc và móng tay giòn. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, chán ăn có thể dẫn đến suy tim, não hoặc đa cơ quan, thậm chí tử vong.
Yếu tố gây rối lo🌸ạn🀅 ăn uống ở thiếu niên có thể là những áp lực tâm lý (như trầm cảm), là vấn đề về sinh học; hay những khó khăn do không thích nghi được với các rắc rối trong gia đình (như lạm dụng chất gây nghiện hay chất cồn).
Bác s🌜ĩ khuyến cáo trẻ thành niên thường rất nhạy cảm, cần có người thân đồng hành chia sẻ. Cha mẹ nên dành thời gian cho con nhiều hơn đểജ lắng nghe thấu hiểu. Gia đình cần phát hiện sớm những bất thường để đưa con đến điều trị sớm khi có những vấn đề về rối loạn tâm thần.
Thùy An