Sản phụ quê Sóc Trăng sinh mổ ngày 20/3, bé gái có khối bướu khổng lồ vùng cùng cụt. Cân nặng của bé tính cả bướu là 5,2 kg. Bé được ch▨uyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) ngay sau sinh.
Các xét nghiệm thấy dung tích hồng cầu trong máu giảm dần. Bác sĩ nghi ngờ có xuất huyết trong bướu nên quyết định phẫu thuật ngaꦗy hôm sau, khi bé hơn 20 giờ tuổi. Khối bướu kích thước 30x30x20 cm.
Bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết u quái vùng cùng ꦆcụt nếu có đường kính trên 10 cm được xếp vào dạng khổng lồ. Y văn thế giới ghi nhận vài trường hợp, kích thước không quá 20 cm. E bé này có khối bướu đường kính tới 30 cm.
"Khả năng khối bướu đang có hiện tượng xuất huyết bên trong, nếu không can 𓂃thiệp sớm sẽ gây chảy máu ồ ạt, bé sẽ tử vong", bác sĩ Hiếu phân tích.
(Hình ảnh khối bướu♊ của em bé, độc giả cân ꦆnhắc khi xem)
Việc mổ sớm khiến ê kíp đối diện với nhiều thách thức. Khối bướu ngay vùng cùng cụt nên bé khô🌌ng thể nằm ngửa, phải nằm sấp để phẫu thuật. Bác sĩ gây mê sẽ khó khăn trong việc kiểm soát hô hấp.
Bướu quá lớn so với cơ thể bé🍬, phòng mổ lạnh, nếu không hồi sức, kiểm soát tốt nhiệt độ cơ thể bé lúc mổ thì có thể gây tình trạng hạ thâ🌊n nhiệt, khiến bệnh nhi gặp nguy hiểm.
Bướu có động mạch, tĩnh mạch lớn gấp nhiều lần bình thư༒ờng, lượng máu lưu thông nhiều. Khi phẫu thuật nếu không kiểm soát chảy máu tốt, bé chỉ cần mất 50 ml máu có thể gây truỵ tim mạch, khó lòng hồi sức ở tư thế nằm sấp, khả năng tử vong ngay✅ trên bàn mổ.
Cuộc mổ được lên kế hoạch chi tiết từ những khâu 🅺nhỏ nhất. Kíp phẫu t🐼huật cố gắng tìm được mạch máu tới nuôi bướu để khống chế trước khi tiến hành cắt trọn bướu. Lượng máu mất chỉ 15 ml.
Ngày 25/⭕3 bé hồi phục tốt, được chuyển ra khỏi phòng hồi sức, có thể tự thở. Cân nặng sau mổ💫 của bé là 2,1 kg, tức khối bướu nặng 3,1 kg.
Bướ🐠u vùng cùng cụt thường gặp ở bé gái với tỷ lệ gấp ba lần bé trai. Bệnh chia làm bốn type, trường hợp☂ bé này là type một, gần như 100% lành tính. Nếu phẫu thuật tốt, khả năng bướu không tái phát.