"Đ𝔉ây là em con. Cậu và bà ngoại đều đang đi rẫy nên con đưa em đến trường, vừa học vừa trông ạ", học sinh Hồ Thị Trú💫c Mai bối rối giải thích.
Trúc Mai không có bố, mẹ đang đi làm xa. Cô học trò người dân tộc Pa cô sống cùng bà ngoại và cậu, trong một hộ nghèo ở 🀅xã A Ngo. Bé hai tuổi tên Bảo Kim, con của cậu. Mẹ bé bỏ đi từ khi con năm tháng tuổi.
Bà Hồ Thị Dần, 70 tuổi♐, bà ngoại Trúc Mai cho biết, sống xa mẹ nên cô bé có tính tự lập, biết giúp bà nấu ăn, rửa bát, bồng bế em. Thi thoảng bà và cậu lên rẫy về muộn, không gửi em được cho ai, Mai đặt em lên xe đạp, lấy sợi dâꩲy vải buộc người hai chị em lại với nhau, chở hơn một cây số đến trường.
Một số thầy cô trong trường hiểu hoàn cảnh của em nên tìm cách giúp đỡ. Thầy Hoàng Dương Hòa, chủ nhiệm lớp Tr▨úc Mai cho biết, các giáo viên thương em học sinh vì sự chăm chỉ, vượt khó này nên thầy cô nào hết giờ dạy lại xung phong bế bé ra ngoài để cô chị tập trung học. "Thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh để nghỉ học, Trúc Mai đã chọn cách khó khăn hơn là chở em đến lớp. Một năm nay, em không nghỉ buổi học nào", thầy Hòa nói.
Theo thầy Hòa, bé Bảo Kim vào lớp rất ngoan, không quấy khóc nên không ảnh hưởng đến lớp học. "Chỉ có một bữa em tè dầm, với thi th𝔉oảng nghịch bút của con thôi", Trúc Mai kể.
Hôm 30/11, cảm động trước cô học trò hoàn cảnh khó khăn nhưng ❀hiếu học, thầy Ngô Duy Hưng, Phó hiệu trưởng nhà trường đăng ảnh Trúc Mai cắm cúi viết bài, bên cạnh là đứa em, lên mạng xã hội.
Thầy Hưng cho biết, đầu năm nay, nhà trường tặng sách giáo khoa, vở và🧸 một chiếc xe đạp để em không phải đi bộ đến trường như 5 năm học trước.
Được hỏi về ước mơ𝔉, Trúc Mai nói chỉ mong em Bảo Kim khỏe mạ꧑nh vì cậu bé bị bỏng từ khi vài tháng tuổi, cơ thể chằng chịt sẹo.
Phạm Nga