Ban đầu bé chỉ bị xây xát nhẹ, gia đình đư🏅a bé đến một bệnh viện địa phương, bác sĩ chẩn đoán chấn thương phần mềm, hướng dẫn rửa vết thương, băng bó. Đến khi vùng kín sưng đau, bố mẹ đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám.
Ngày 16/11, ThS.BS Lâm Thiên Kim, chuyên khoa Ngoại Nhi, cho biết bệnh nhân bị rách tầng sinh môn, bội nhiễm (nhiễm thêm vi khuẩn, virus khác), chưa ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh như bàng quang, trực tràng... Bác sĩ lấy máu tụ, cấy mủ v𝄹à khâu vết thương, ba ngày sau bé xuất viện, phụ huynh được hướng dẫn vệ sinh tránh nguy cơ tái phát nhiễm trùng.
Theo bác sĩ Thiên Kim, với vết thương vùng kín, quan trọng nhất là cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để xử lý đúng cách. Thông thường, với vết thương nhỏ, cơ thể sẽ tự làm sạch và chữa lành. Nếu tổn thương nặng, có tụ 🔯máu cần can thiệp ngo𒁃ại khoa. Tình trạng tổn thương kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản trong tương lai.
Khi 🍸trẻ ngã, vùng kín tiếp xúc mạnh với mặt đất có thể xây xát. Bên cạnh kiểm tra bên ngoài, phụ huynh nên hỏi trẻ về dấu hiệu như đau hoặc khó chịu ở vùng sinh dục, sưng hoặc bầm tím, quan sát xem có máu hay dịch bất thường trong nước tiểu, đau khi đi t🎉iểu không... Nên cho trẻ đi khám nếu có bất thường, vì nhiều vết thương ở vùng kín nghiêm trọng nhưng chưa có biểu hiện ngay hoặc không quan sát được bằng mắt thường. Phụ huynh không tự ý đắp, bôi các loại lá cây, thuốc hay rửa bằng xà phòng vì có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng nặng hơn, dẫn đến hoại tử bộ phận sinh dục.
Trẻ dễ bị chấn thương khi vui chơi như , đuối nước, hóc dị vật, ngộ độc hóa chất, kẹt tay chân, đứt tay chân do vật sắc nhọn, điện giật, chấn thương do leo trèo... Bác sĩ Thiên Kim khuyến cáo phụ h🅷uynh không để trẻ tham gia các trò chơi nguy hiểm. Khi bé tham gia các hoạt động ngoài trời, người lớn nên giám sát, đồng thời giáo dục con nâng cao ý thức bảo vệ bản thân.
Đình Lâm
*Tên người bệnh bài đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp |