Bé được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh 💫Kiên Giang cấp cứu chiều 12/7, trong tình trạng ngưng thở, tím tái toàn thân, mạch không bắt được. Bác sĩ hồi sức tích cực nhưng không thể cứu được bé🌃, chẩn đoán đột tử chưa rõ nguyên nhân.
Công an và n💞gành y tế đang🤡 điều tra nguyên nhân bé tử vong.
Ông Thạch Thuận, chú ruột của bé, cho biết cháu ông thường mò cua, cá về nấu cho các em ăn trong những ngày n♈hà thiếu gạo. Lần này trong số cua cá bé bắt được có trứng cá lau kiếng màu vàng, từng chùm, tìm thấy trong hang cá. Đây là trứng đã được cá đẻ ra, bám vào hang. Ông Thuận cùng nhiều người trong xóm từ♈ng ăn loại trứng này nhưng không ngộ độc.
Khu 🍌vực bé bắt được trứng cá là ao bị bỏ hoang nhiều năm, ruộng lúa đã qua giai đoạn🌜 dùng thuốc bảo vệ thực vật, theo ông Danh Giỏi, Trưởng ấp Thạch Bình, xã Thạnh Lộc.
Ngày 13/7, bác sĩ Bùi Ngọc Thành, Trưởng khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp, cho hay bệnh viện chưa từng tiếp nhận trường hợp ngộ độc do cá hay𒈔 trứng cá lau kiếng. Theo kinh nghiệm thực tiễn, ông ghi nhận trứng cá nóc và mật cá trắm có độc nhưng bệnh nhân không thể diễn tiến tử vong trong vài giờ. "Không loại trừ khả năng bé ăn phải trứng cá bị nhiễm độc từ môi trường bên ngoài", bác sĩ Thành nói.
Bộ Tài nguyên và Môi trường xếp cá lau kiếng (còn gọi cá tỳ bà) là loại ngoại lai xâm hại, sinh sản nhanh, thích ngh✅i mạnh với môi 🗹trường. Chúng có tập tính ăn tạp, cạnh tranh thức ăn với các loài khác khiến chuỗi thức ăn bị đảo lộn, gây mất cân bằng sinh thái.
Cá lau kính thuộc giống Hypostomus (họ Loricariidae). Giống này gồm khoảng 116 loài, có nguồn gốc ở Trung và Nam 🙈Mỹ từ Panama đến Uruguay, phần lớn tập trung ở lưu vự♏c sông Amazon.
Ngọc Tài - Dương Đông