Ngày 21/8, BS.CK2 Ngô Thị Thanh Thủy, Phó Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết bé được người nhà phát hiện đưa vào viện 🍎kịp thời, sau khi rửa dạ dày và dùng chất đối kháng hiện qua giai đoạn nguy kịch.
Bệnh viện thỉnh thoảng tiếp nhận trẻ ngộ độc thuốc diệt chuột, đa phần dưới 6 tuổi. Hầu hết trường๊ hợp trẻ nhầm tưởng viên thuốc diệt chuột là kẹo do hình dáng và màu sắc rất giống.
Theo bác sĩ Thủy, ngộ độc là nguyên nhân thứ ba trong nhóm tai nạn thương tích gây tử vong ở trẻ, sau đuối nước và tai nạn giao thông. Các tình huống ngộ độc phần lớn qua đường tiêu hóa. Tác nhân hàng đầu là các loại hóa chất như dược mỹ phẩm, hóa chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật..🐭.
Dấu hiệu ngộ độc là trẻ đã tiếp xúc hoặc ăn uống nhầm hóa chất và có bất th⭕ường về hô hấp, thần kinh. Khi đó, người thân cần bình tĩnh và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, can thiệp.
"Tuyệt đối không gây nôn cho trẻ khi sơ cứu tại nhà vì thao tác sai có thể khiến tình trạng trở nặng", bác sĩ Thủy khuyến cáo, lưu ý thời gian vàng có thể loại bỏ các hóa chất khỏi cơ thể là 1-3 giờ sau khi trẻ dung 🐬nạp. Phụ huynh nên sử dụng các chai lọ chuyên dụng để lưu trữ hóa chất, tránh chiết hay đựng vào các vật dụng bắt mắt hoặc có dán nhãn thông thường như nước, sữa... Cất hóa chất ở xa tầm tay của trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi bởi nhóm tuổi này thích khám phá.
Ba năm trước, hai bé trai 7 và 8 tuổi ở Đồng Nai thấy hai lọ thuốc diệt chuột tưởng là siro nên uống, sau đó co giật, sùi bọt mép, bé 8 tuổi tử vong. Trước đó, bé 17 tháng tuổi ở Lào Cai co giật, hôn mê, không qua khỏi sau khi ăn phải ꦯgạo rang trộn thuốc diệt chuột.
Lê Phương