Ngày 17/8, bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, Cơ sở 3, cho biết người nhà đưa bé nhập viện hai tuần trước. Sau điều trị tích cực bằng châm cứu, xoa bóp, hiện bé đã ổn🐎, miệng hết méo lệch và được xuất viện.
Theo bác sĩ Vũ, bệnh liệt VII ngoại biên hay liệt mặt nguyên phát, là liệt ngoại biên toàn bộ nửa mặt. Y học cổ truyền mô tả bệnh liệt mặt ngoại biên với những bệnh danh "khẩu nhãn oa🔴 tà", "trúng phong, "nuy chứng".
Em bé này là một ca điển hình liệt mặt do nhiễm phong hàn. Bác sĩ giải thích, lúc mắc bệnh cơ thể bé đang suy yếu, cùng lúc thời tiết TP HCM thất thường, đêm hơi lạnh, lại bị quạt t🐲hổi thẳng vào vùng trọng yếu (mặt đầu gáy) thời gian dài làm dây thần kinh số 7 nhiễm lạnh. Đoạn dây thần kinh số 7 nằm trong ống xương đá, vốn dĩ đã bị lạnh vì không có cơ che phủ dây thần kinh. Khi gặp gió lạnh đột ngột từ bên ngoài xâm nhập vào,ꦇ dây số 7 càng nhanh bị nhiễm lạnh thêm.
"Lúc này, mạch máu bị co thắt lại dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng và sưởi ấm làm cho dây thần kinh bị phù nề, chèn ép và dẫn đến liệt, biểu hiện là trẻ cảm lạnh, chảy nước mũi, méo miệng", bác sĩ Vũ nói. Trong một số trường hợp, bệnh này đượꦯc bác sĩ giải thích là do nhiễm siêu vi.
Biểu hiện bệnh đặc trưng là khởi phát đột ngột, sau một đêm ngủ dậy thấy liệt toàn bộ cơ mặt một bên trong vòng 24-48 giờ. Mặt bệnh nhân mất cân xứng, các cơ mặt bị k✨éo về bên lành, miệng méo, nhân trung và nếp nhăn vùng trán, rãnh mũi - má - mắt lệch. Ở trạng thái động, mắt người bệnh nhắm không kín, nhãn cầu chuyển động lên phía trên. Bệnh nhân gặp khó khăn khi nhăn trán, nhíu mày, nhe răng, trề môi, phồng má, thổi sáo... Các triệu chứng không xuất hiện cùng lúc trên người bệnh, mà nặng nhẹ tùy từng người.
Đông y nhận định có hai nguyên nhân chính, trong đó chủ yếu là do cơ thể bị nhiễm lạnh (phong hàn) đột ngột, trong thời gian dài, hoặc phong nhiệt (khí nóng) xâm nhập vào vùng đầu mặt. Nguyên nhân thứ hai là do chấn thương ở vùng đầu mặt, khiến huyế🐓t bị tắc lại, gây chứng nuy (yếu liệt), có thể kèm theo🐲 tê và đau.
Trị liệu chủ yếu là giải quyết triệu chứng, bác sĩ Vũ cho hay. Điều trị và phục hồi liệt mặt ngoại biên là th☂ế mạnh của y học cổ truyền. Phần lớn trường hợp liệt mặt ngoại biên áp dụng phương pháp trị liệu không dùng thuốc, gồm xoa bóp bấm huyệt, châm cứu và tập luyện vận động cơ mặt là sẽ phục hồi. Trong đó, xoa bóp bấm huyệt đóng vai trò kích thích từng điểm, từng nhóm cơ trên vùng đầu mặt cổ mà dây thần kinh VII chi phối để điều chỉnh vùng liệt. Tùy theo tình trạng từng bệnh nhân, thầy thuốc sẽ xác định chính xác nhóm cơ nào bị yếu, liệt và mức độ yếu, liệt của cơ đó và có thủ thuật phù hợp.
Tuy nhiên, để phục hồi nhanh hơn, ngoài thời gian trị liệu tại bệnh viện người bệnh cần tự luyệ꧃n tập ở nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Ví dụ như tập nhắm hai mắt lại, mỉm cười, huýt sáo và thổi, ngậm chặt miệng, cười thấy răng và nhếch môi trên, nhăn trán và nhíu mày, hếch mũi, phát âm những âm dùng môi như b, p, u, i... giúp hoàn thiện nhóm cơ tối ưu nhất.
Bệnh liệt mặt ngoại biên có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Do đó, bác sĩ Vũ khuyến cáo để phòng bệnh, khi dùng quạt, điều hòa không để phả gió và hơi lạnh trực tiếp vào vùng đầu mặt cổ gáy. Đồng thời, khi thấy các dấu hiệu liệt mặt, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Nếu không điều trị hoặc tự điều trị sai cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần, hoặ💜c chuyển sang liệt cứng, ảnh hưởng về mặt cảm xúc, thẩm ꧑mỹ như mặt mất cân đối, miệng méo, mắt nhắm không kín, co giật nửa mặt, viêm loét giác mạc...
Thư Anh