2 phút video quả là ngắn ngủi so với hàng GB phim, ảnh mà ba mẹ quay được khi Su, 1 tuổi, tham gia vào các hoạt động của trẻ em ở Australia, tuy nhiên, hy vọng đoạn video ngắn này phần nào cung cấp cho bạn đọc hình dung rõ hơn về cuộc sống của một em bé ở vùng🥀 Top End (tên gọi thân mật mà người Australia dành cho thành phố Darwin).
Tuần 2 buổi, mẹ dẫn Su tới thư viện thành phố tham gia buổi đọc truyện cho các bé. Ở đây, Su đư🐠ợc nghe cô kể chuyện, múa hát, và tập vẽ. Bên cạnh các bạn nhỏ người Australia, cũng có rất nhiều bạn khác từ nhiều nước trên thế giới theo ba mẹ tụ họp ở thành phố này, bạn Kyani 10 tháng tuổi người Hà Lan, anh Andres 3 tuổi người Italy, bạn Melia 13 tháng tuổi người Chile, anh em bạn Robert- 2 và 3 tuổi đến từ Đức, chị Elise 2 tuổi người New Zealand-Thái…
Có nhiều bạn đã biết nói, nhiều bạn bé như Su thì mới chỉ “ê…a”, có bạn đã biết chạy nhảy, có bạn chập chững biết đi, có bạn biế𒐪t bò, nhưng cũng có những bé sơ sinh còn đang tập lật, ở nhà các bạn có thể nói 🃏và nghe hiểu bằng tiếng Anh, hoặc tiếng mẹ đẻ là tiếng Thái, tiếng Việt, tiếng Đức, tiếng Iran, tiếng Inđonesia… Ở thư viện này, các bạn làm quen và chơi với nhau bằng sự trong sáng và thứ ngôn ngữ riêng của trẻ thơ.
Giờ đọc truyện dành cho các bé dưới 12 th💙áng tuổi. Các bé được nghe truyện, các mẹ được tư vấn về cách nuôi dạy con cái. |
Ở Australia nói chung, và Darwin nói riêng, các gia đình được khuyến khích phát triển ngôn ngữ và tạo “thói quen đọc sách” cho các em nhỏ thông qua đọc truyện từ khi các em còn rất bé, 3 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn (thi thoảng vẫn có những bạn chỉ 1-2 tuần tuꦕổi đã theo mẹ đến thư viện đọc truyện).
Lúc đầu, bé Su không quen, em quay qua trái, quay sang phải, hí hoáy nghịch, nhưng giọng của cô kể chuyện hay quá, các bài hát trẻ em vui nhộn xen kẽ các câu chuyện bắt đầu lôi cuốn em, rồi em c♍hăm chú xem tranh, tay chân lắc nhịp theo giai điệu nhạc. Chưa biết chữ, nhưng có hề gì, ba mẹ vẫn có thể mượn cho em những quyển truyện có tranh vẽ to, làm bằng đủ loại chất liệu để khuyến khích em phát triển các giác quan.
Thư viện cũng phân loại rất kỹ các loại truyện, và băng đĩa cho các bé phù hợp theo từng lứa tuổi: từ 3-12 tháng, từ 12 đến 24 tháng, và từ 24 tháng trở lên, và hướng dẫn rất chi tiết cho ba mẹ cách lựa chọn và sử dụng. Các bé như Su có thẻ thư viện riêng mang tên mình, và có thể mượn rất nhiều truyện và đồ chơi về nꦯhà cả tháng trời, miễn là ba mẹ đọc cho bé hàng ngày và dạy cho bé cách giữ gìn để các bạn sau có thể dùng tiếp.
Ngoài thư viện, bé Su còn thích đến chơi ở “Xe bus vui vẻ”. Hàng tuần, chiếc xe bus vui vẻ chở rất nhiều đồ chơi và sách truyện lần lượt “dừng chân” ở các công viên trong thành phố cho các em nhỏ đến chơi. Các em có thể tập bò, nghe đọc truyện, chơi nặn đất, tập nấu ăn, làm kỹ sư, hay vẽ tranh, xếp hình, hoặc chơi bóng... dưới bóng cây mát rượi trong công viên. Ba mẹ chuẩn bị sẵn cho Su một miếng trái cây, em sẽ góp vào bữa trà sáng c🦹ùng các bạn nhỏ trong công viên, rồi ngồi nghe cô đọc truyện.
Góc vuꦏi chơi dành cho các em nhỏ chưa biết đi trong hoạt động của “Xe bus vui vẻ”🗹. |
Vì thành phố Darw👍in đang phát triển, có rất nhiều gia đình ở khắp nơi trên nước Australia, và nhiều nước khác trên thế giới chuyển đến đây, và thế là mỗi tuần, bé Su lại có thêm những người bạn mới. Ba mẹ em cũng có cơ hội làm quen và trao đổi kinh nghiệm dạy dỗ con cái với các ba mẹ khác. Các hoạt động cho trẻ em như thế này vừa rút ngắn khoảng cách giữa ba mẹ và con cái, vừa giúp các em và gia đình dễ dàng hòa nhập với cuộc sống mới hơn.
Bên cạnh việc phát triển ngôn ngữ và sự sáng tạo, thông qua các hoạt động tập thể, các em còn được rèn luyện các thói quen tốt và kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ như cách chia sẻ sách truyện, đồ chơi với các bạn; học cách nói “sorry” (xin lối), “please” (làm ơn), “th🌳ank y𓆉ou” (cám ơn) khi chơi chung; cách giữ gìn và có trách nhiệm với những đồ dùng chung; chú ý lắng nghe người khác (trước giờ đọc truyện, các bé phải tự mình cất đồ chơi vào tủ, ba mẹ được lưu ý không cho bé ăn vặt khi nghe cô đọc truyện).
Tháng 5, Bắc Australia đang bắt đầu bước 🙈vào mùa khô (khác với các thành phố phía Nam, Darwin mang khí hậu nhiệt đới savannah, với 2 mùa: mùa mưa và mùa khô), khí hậu mát dịu hiền hòa hơn, hàng loạt các lễ hội được tổ chức dọc bờ biển ven thành phố. Dù bận rộn thế nào, ba mẹ cũng cố gắng thu xếp cho Su tham dự các lễ hội. Bất kỳ lễ hội nào ở đây, chính quyền đều dành riêng một khu vui chơi miễn phí cho các gia đình có trẻ em, các em được hòa mình vào các hoạt động bơi lội, chơi cầu trượt, vẽ mặt, xem xiếc chó,… mỗi ngày bé Su lại khám phá thêm nhiều điều mới.
Trình diễn máy bay ở bãi biển Mindil. Tháng 5, khi các thành phố phía Nam 🃏chuẩn bị đón mùa đông lạnh giá, thì vùng Bắc Australia bước vào mùa khô- mùa đẹp nhất trong năm- mùa của lễ hội và các hoạt 💞động ngoài trời. |
Australia trong Su là gì? Là nơi em bập bẹ nói tiếng đầu tiên, là bước chân chập chững đầu tiên trong đời, là những sánಞg thứ 6 chơi cùng bạn trong công viên Civic, là những sáng thứ 4 nghe đọc truyện ở thư viện Darwin, là những sáng chủ nhật đi chợ Rapid Creek mua rau cùng ba mẹ, là nhữ🌄ng buổi chiều tắm biển nghịch cát ở Mindil Beach...
Việt Nam là quê hương của eꦕm, Australia là nơi em bắt đầu những kỷ niệm ấuꦰ thơ của mình.
Linh Nguyen
Độc giả gửi video/bộ ảnh dự thi về [email protected] hoặc [email protected]. Riêng video, độc giả có thể gửi link từ YouTube về địa chỉ như trên. VnExpress khuyến khích những bộ ảnh/video kể về những trải nghiệm của bản thân tác giả ở Australia.
VnExpress sẽ nhận bài dự thi tới ngày 13/5.
Mỗi tuần, ban giám khảo sẽ chọn 5 comment ngẫu nhiên của độc giả để tặng quà là 4 vé xem phim ở Megastar hoặc bản in tranh thổ dân.