Sau khi em vào lại Vũng Tàu, cả hai vẫn giữ liên lạc, quan tâm chăm sóc nhau và cũng có rất nhiều dự định trong tương lai. Gia đình bạn ấy biết chuyện yêu xa nên cố ra sứ♒c ngăn cản và gây áp lực. Mẹ bạn ấy đang chạy việc ở quê và bắt bạn ấy phải về quê làm việc và ổn định cuộc sống, khả năng thành công cũng chỉ 50/50.
Người yêu em rất muốn vào miền Nam với em nhưng lại không được sự đồng ý của g💎ia đình, cũng không muốn người thân phải phiền lòng và thất vọng. Hàng ngày chúng em vẫn nói chuyện bình thường nhưng khi nhắc tới vấn đề tương lai thì cả hai lại thấy rất buồn và căng thẳng. Em cũng có ý định muốn buông tay và bạn ấy cũng hiểu nhưng chúng em lại không vượt qua được điều đó.
Bạn ấy nói muốn để mọi việc tự nhiên, muốn ra sao thì ra và vẫn cần em tâm sự hàng ngày là được. Tuy nhiên, cả cả đều cảm thấy rất mệt mỏi và áp lực. Bây giờ chúng em phải làm sao đây? Xin góp ý giúp em. (Phú)
Trả lời
Trong triết học quy định một trật tự của hai mặt đối lập: Nếu thừa nhận vật chất có trước, ý thức có sau là theo duy v💧ật; ngược lại nếu thừa nhận ý thức có trước vật chất có sau là theo duy tâm. Triết học không cho phép cùng lúc thừa nhận cả hai, trừ khi người ta theo lý thuyết trung dung; mà đã theo thuyết trung dung thì bị xem là không có quan điểm triết học.
Bạn và người bạn 🥀kia, một người ở Vũng Tàu và một người ở Hà Nội thì không thể đi đến hôn nhân nếu không thống nhất định cư. Định cư l♍à yếu tố quan trọng trong hôn nhân và gia đình. Người ta không thể sống hai nơi khi kết hôn, nếu có xa nhau thì cũng vì một lý do nào đó trong thời gian nhất định.
Đối với bạn, nếu người kia không quyết định vào Vũng Tàu hoặc bạn ra Hà Nội, thì việc kết hôn là không tưởng. Vì việc yêu đương mà mẹ bạn gái của bạn quá l♋o nên bắt về quê xin việc trong khi “hiện đã đi làm” cho thấy sự quyết liệt của người mẹ bạn ấy đến đâ൩u. Với sự quyết liệt đó mà “mẹ bạn ấy đang chạy việc ở quê, bắt bạn ấy phải về quê làm việc và ổn định cuộc sống dù theo bạn khả năng thành công cũng 50/50” cũng là vấn đề.
“Người yêu bạn dù rất muốn vào miền Nam với bạn nhưng 𓄧lại không được sự đồng ý của gia đình, cũng không muốn người thân phải phiền lòng và thất vọng” là một suy nghĩ thiếu tính triết học. Bạn gái bạn chỉ có thể chọn ở lại quê hoặc vào miền Nam, nếu ở lại quê đồng nghĩa chia tay người yêu; nếu vào miền Nam thì nhất địnꦜh sẽ xảy ra “người thân phải phiền lòng và thất vọng”. Đây là vấn đề không có hai sự lựa chọn mà chỉ có một.
“Bạn ấy nói muốn để mọi việc tự nhiên, muốn ra sಞao thì ra và vẫn cần bạn tâm sự hàng ngày là được” tức là đang rơi vào trạng thái phó thác, không có ý thức. Khi người ta sống không có ý thức rất dễ đến mất định hướng. Chính sự mất định hướng đã đẩy các bạn đến “thấy rất mệt mỏi và áp lực”. Sự mệt mỏi và áp lực này là do không đủ can đảm đương đầu với thực tại.
Bây giờ bạn bàn với bạn gái xem nếu quyết tâm đến với nhau thì phải chấp nhận “phiền lòng và thất vọng” của gia đình; còn nếu không thể chấp nhận sự “phiền lòng và thất vọng” của gia đình thì phải chia tay và dừng liên hệ. Nếu cứ liên hệ như vậy m𓂃à không có hướng giải quyết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và có thể trở thành hệ lụy tình yêu.
Chúc các bạn nghị lực.
GS.TS. Vũ Gia Hiền
Hội Khoa học Tâm lý & Giáo dục TP HCM