Bé được chuyển vào Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu trong tình trạng tím tái, ngưng thở toàn thân, mꦇất mạch cảnh, bẹn. Hiện trẻ vẫn hôn mê, phải thở máy. Theo các bác sĩ do bị ngừng thở, 𓂃ngừng tim quá lâu, nên nếu bé có qua khỏi thì khả năng bị biến chứng não là rất lớn.
Tai nạn xảy ra v💎ào ngày 13/3. Khi đó người thân đã thực hiện thủ thuật Heimlich nhưng không lấy được 𒆙hạt nhãn. Kết quả thăm khám cho thấy hạt nhãn bị mắc trong họng, bịt kín toàn bộ thanh quản. Các bác sĩ đã thực hiện thủ thuật Heimli𝄹ch và gắp dị vật bằng banh. Sau đó, do bệnh nh⛦i ngừng thở nên được đặt nội khí quản và chuyển sang khoa Nhi.
Các bác sĩ khuyến cáo, những trường hợp trẻ hóc dị vật như trên không phải hiếm gặp. Cái gì bé cũng có thể cho vào miệng, nhất l﷽à khi đang ở độ tuổi hiếu động. Có trẻ 2 tuổi ăn quả nho to quá, không nuốt được cũng bị hóc. Vì thế, cha mẹ cần quản lý con khi dùng đồ ăn uống, bột, sữa, thạch, các loại quả như: nhãn, chôm...
Bên cạnh đó, người lớn cũng cần biết thủ thuật Heimlich để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở trẻ. Nguyên tắ🎀c là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành, mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp đẩy dị vật ra ꧟ngoài. Vì thế, cách làm này có hiệu quả rất tốt với những dị vật choán gần hết đường thở và dễ di chuyển như viên bi, kẹo... Heimlich có hiệu quả từ cú vỗ hoặc cú ép hoành đầu tiên, càng về sau hiệu quả càng giảm dần.
Cha mẹ cần chú ý không nên ép con ăn lúc đang khóc hoặc cười vì rất dễ bị sặc. Nếu trẻ vô tình nuốt phải 🐲dị vật nhọn thì nên đưa đi cấp cứu ngay, tránh móc họng bé vì cách làm này có thể khiến dị vật càng mắc sâu hơn.
Phương Trang