Theo bác sĩ Trương Phước Hữu, khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, khi được đưa vào viện cấp cứu, bệnh nhi đã lờ đờ. Khoảng 4 giờ trꦆước đó, bé ăn 7 đến 8 con d✱ế chiên giòn. Sau ăn, bé nổi mề đay khắp người, đau bụng nhiều, nôn ói liên tục. Bác sĩ chẩn đoán bé sốc phản vệ độ ba vì ngộ độc thực phẩm lạ.
Các bác sĩ tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ. Bé thở oxy, được tiêm và truyền thuốc chống sốc phả💜n vệ Adrenalin, kháng viêm mạnh, sử dụng thuốc vận mạch, truyền dịch... Bệnh nhi được hồi sức tích cực qua cơn nguy kịch, tỉnh táo, các vết mẩn ngứa lặn dần, hết khó thở.
Sáng 6/8, sức khỏe bé 🐼trai tiến triển tốt, ổn định, có thể ra🧜 viện.
Bác sĩ Hữu cho biết các trường hợp dị ứng thức ăn gây sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời, nguy cơ phù thanh quản, s🍰uy hô hấp, khả năng tử vong rất c𝐆ao.
Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng. Các triệu chứng sưng, ngứa họng, nôn mửa, nổi mẩn ngứa, tiêu chảy... xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi dùng thuốc, thử thuốc, bị côn trùng đốt ho🦹ặc ăn thức ăn lạ.
Dị ứng thức ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi. Lý do, hệ miễn dịch và đường ruột của trẻ còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao, nếu tiếp xúc với nhữn🍷g thức ăn lạ thì dễ phát triển thành dị ứ🐻ng.
Ngộ độc do ăn côn trùng có thể vì cơ thể dị ứng với một chất nào đó của chúng. Hoặcꩵ, chế biến côn trùng không sạch, thân của chúng chứa rận, ve, các loại nấm độc.
Bác sĩ khuyên tuyệt đối không nên dùng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc k༒hác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn. Nếu ăn, chỉ lựa chọn những loại phổ biến, còn tươi ༒sống, chế biến kỹ, nấu chín. Những người hay bị dị ứng thì nên cẩn thận hoặc không ăn. Khi có biểu hiện bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Thư Anh