Cậu🌟 bé ngụ Tân Uyên (Bình Dương) vàng da, vàng mắt, đi phân sống sau khi chào đời khoảng một tuần. Đến TP HCM khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bác sĩ kết luận bé bị teo đường mật bẩm sinh, nếu không điều trị mật sẽ ứ đọng gây xơ gan, tử vong trước 18-24 tháng tuổi. Trẻ mắc bệnh này thường được phẫu thuật Kasai - phương pháp giải thoát mật với tỷ lệ thành công khoảng 75%, có thể sống đến hơn hai tuổi. Đây được xem là phẫu thuật tạm thời vì về lâu dài nếu không ghép gan trẻ thường diễn tiến suy tế bào gan, hôn mê gan, rối loạn đông máu, tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây tử vong.
Long được phẫu thuật Kasai lúc hai tháng tuổi. Sau hai năm đầu đời thường xuyên nằm viện vì sốt nhiễm trùng, viêm phổi, sức khỏe cậu bé ổn định. Những năm qua, phải duy trì uống thuốc hàng ngày, tái khám định kỳ mỗi 2-3 tháng, Long vẫn⛄ đi học, sinh hoạt bình thường.
Khoảng đầu tháng 10, Long nôn ói, đi tiêu ra máu lượng nhiều, phải nhập viện cấp cứu. Bé trải qua liên ti💃ếp bốn đợt xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, phải nội soi, truyền dịch, điều trị thuốc, truyền máu. Vừa bị bệnh tật giày vò lại phải gián đoạn học, bé Long thường xuyên khóc đòi về nhà đi học, chơi với em trai. Hai tháng qua, bé chủ yếu nhịn ăn nhịn uống để truyền dịch, nội soi, cơ thể gầy yếu khó lấy ven nên r♔ất đau.
Bác sĩ Trần Thanh Trí, Trưởng Khoa Gan Mật Tuỵ, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết Ngọc Long bị tăng áp lực tĩnh🎐 mạch cửa, xơ gan, chức năng gan rất xấu, lách lớn gây cường lách. Đặc biệt, tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa khiến máu không về gan, d🐭ễ gây xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong.
"Trường hợp này cần phải ghép gan sớm, không thể đ🉐ợi sau Tết Nguyên đán, nếu không số lần xuất huyết tiêu hóa ngày càng gần nhau, lượng xuất huyết nhiều dần", bác sĩ Trí nói. Bệnh viện đang vận động kinh phí để có thể ghép vào đầu tháng tới.
Chi phí ghép gan dao động tùy từng ca cần xét nghiệm gì, độ phức tạp trước phẫu thuật hay những biến chứng sau mổ. Thông thường, tổng tiền cả cuộc ghép, với người cho nằm việ⭕n khoảng 10 ngày tốn hơn 100 triệu đồng, người được ghép gan nằm viện khoảng 40 ngày tốn hơn 300 triệu đồng. Những ca có biến chứng hoặc sử dụng thuốc đặc biệt sẽ tốn kém nhiều hơn.
🐻Sau ghép, bé phải tái khám thường xuyên, đòi hỏi chế độ ăn uống, vệ sinh sạch sẽ, ước tính khoảng 5-10 triệu mỗi tháng. Đặc biệt hai năm đầu, chi phí mỗi năm khoảng 200 triệu đồng. Nếu chăm🅺 sóc tốt, đa số trẻ sau ghép gan có thể sống khỏe mạnh, đi học, sinh hoạt, thể thao, kết hôn bình thường nhưng cần phải uống thuốc chống thải ghép liên tục.
Gia đình bé Long đến nay chưa thể xoay xở đủ số tiền ghép gan. Mẹ bé, chị Mộng Tuyền (34 tuổi) c𝓰ho biết từ khi dịch Covid-19 bùng phát phải nghỉ việ💞c bảo mẫu. Bố làm công nhân là lao động chính, thu nhập 7 triệu mỗi tháng. Số tiền tích cóp 200 triệu những năm qua, hiện đã vơi hơn 50 triệu trong hai tháng bé đi viện, chưa kể còn phải lo cho con trai nhỏ 6 tuổi.
Mẹ bé cùng nhóm máu A v𝓀ới con, không đành lòng nhìn con tiến dần vào cửa tử nên sẵn sàng hiến gan và may mắn kết quả xét nghiệm ban đầu phù hợp. "Còn cơ hội để cứu con nên tôi không ngại ngần hiến đi một phần thân thể, nhưng chi phí lớn quá, lại cần gấp nên gia đình chưa biết chạy vạy vay mượn thế♋ nào", chị Tuyền nói.
Theo bác sĩ Trí, chi phí là một trong những rào cản khiến số ca ghép gan chưa nhiều. Bệnh viện 16 năm qua chỉ thực hiện 15 ca. Trong khi đó, khoảng 40-50 bệnh nhi xơ gan giai đoạn cuối cần ghép gan mỗi năm. Ngoài ra, trở ngại còn đến từ việc khan hiếm tạng, nhiều gia đình không tìm được người hiến phù hợp. Kỹ thuật ghép ﷺgan cũng khá phức tạp, mỗi ca kéo dài khoảng 10 giờ, đòi hỏi các chuyên khoa phải phối hợp đồng bộ, gây mê hồi sức phải chuyên nghiệp.
"Mong sớm có chính sách miễn phí các khoản chi trả của người hiến tạng, vừa đảm bảo tính nhân văn, vừa làm nhẹ gánh cho các gi▨a đình. Ngoài ra, hy vọng ngày càng có nhiều người hiến tạng chết não để thêm nhiều bé được cứu sống", bác sĩ Trí nói.