Ngày 25/5, TS.BS Đào Hữu Nam, Tr🌠ưởng khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết bé vào viện trong tình trạng sốt cao liên tục, nổi nố♋t phỏng và nốt xuất huyết dưới da toàn thân do mắc bệnh thủy đậu, hồi đầu tháng 2.
Để điều trị cho bé, các bác sĩ đã sử dụng thuốc kháng virus và thuốc Gama globulin (thuốc đặc biệt chỉ sử dụng trong trường hợp hội chẩn). Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhi không cải thiện, trẻ suy đa tạng, nhiễm trùng hu𒁃yết, tổn thương não, xuất huyết dưới da, tiểu cầu giảm thấp, phải lọc máu, thở máy và nhiều lần cận kề cửa tử.
TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc T��rung tâm Bệnh nhiệt đới cùng các bác sĩ quyết định tiếp🌠 tục cho trẻ sử dụng thuốc điều trị giảm tiểu cầu, truyền máu, đồng thời dùng thuốc kháng virus thế hệ mới.
Sau 3 tháng điều trị tích cực, tình trạng của trẻ dần cải thiện và hồi phục, được xไuất viện.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến ở trẻ em, thường có biểu hiện là các phát ban, mụn nước, phỏng rộp chứa đầy dịch mủ gây ngứa ngáy, khó chịu. Đây là bệnh truyền nhiễm lành tính, không có triệu chứng nặng nề, nhưng trong một số trường hợp💙, thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm não, suy đa tạng, thậm chí tử vong.
Thời điểm từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm thường xuất hiện dịch bệnh thủy đậu ở trẻ em. Người bệnh mệt mỏi, sốt, ban trên da🌳 xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra tất cả vùng khác trên cơ thể.
Virus thủy đậ♉u lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh thường xuất hiện thành dịch ở trẻ em lứa tuổi đi học. Để phòng bệnh, cần tiêm vaccine, tránh tiếp xúc người bệnh bị💙 thủy đậu hoặc zona, vệ sinh cá nhân.
Lê Nga