Ngày 24/5, bác sĩ Nguyễn Minh Tiế♔n, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết mặc dù được hỗ trợ hô hấp chống co giật, truyền thuốc hạ sốt, song diễn biến bệnh của trẻ xấu hơn, phải đặt nội khí quản, dùng thuốc chống p🅺hù não.
Các xét nghiệm cho thấy bệnh nhi có tình trạng cô đặc máu; test nhanh kháng nguyên dương tính sốt xuất huyết, do đó, các bác sĩ chẩn đoán trẻ sốt xuất huyết thể não. Đây là thể nặng, ít gặp với các biểu hiện rối loạn tri giác và co giật. Bệnh nhân có nguy cơ tử vongꦗ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Đến ngày thứ 4 của bệnh, bệnh nhi bị tổn thương gan, rối loạn đông máu, toan chuyển hóa, hạ đường huyết, ♚rối loạn nhịp tim. Các bác sĩ chỉ định các biện pháp điều trị chống sốc tích cực, truyền thuốc chống co giật và phù não, tiếp tục thở máy... Sau hơn một tuần điều trị, tình trạng trẻ dần cải thiện, được cai máy thở.
Theo bác sĩ Tiến, đây là trường hợp sốt xuất huyết dạng não ở trẻ béo phì hiếm gặp, dễ chẩn đoán nhầm với bệnh lý khác. Do đó, phụ huynh cần🔴 theo dõi, phát hiện các dấu hiệu sớm của sốt xuất huyết, gồm: trẻ sốt cao trên hai ngày và có một trong các dấu hiệu như quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì; đau bụng; chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống... Đặc biệt nếu trẻ sốt cao kèm co giật, lơ mơ thì phải đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Tuần qua, TP HCM ghi nhận 79 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 51 phường, xã, nâng số ổ dịch tích lũy từ đầu năm l꧟ên 446. Trong 4 tháng đầ💟u năm, hơn 8.400 ca bệnh đã được ghi nhận, với 7 ca tử vong, tăng 5 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Giới chức y tế nhiều lần cảnh báo dịch sốt xuất huyết tại địa phương đang báo động.
Thư Anh