Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Thúy, Trưởng khoa Thậ🍌n - Nội tiết, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, bệnh nhi nhập viện trong trình trạng sốt cao, má bên phải sưng to chảy dịch màu xanh và chảy mủ tai phải. Xét nghiệm cũng cho thấy bé bịඣ áp xe tuyến mang tai và biến chứng nhiễm trùng huyết.
"Toàn bộ vùng cổ của bé cũng sưng nề khiến bệnh nhi không cử động được. Một phần mô bên má phải cũng đang hoại tử. Cấy dịch ổ mủ, các bác sĩ tìm thấy vi trùng Burkholderia cepacia. Đây là loại vi trùng sống hoại sinh trong đất và nước, 🍃có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hay cắt lể", bác sĩ Thúy nói.
Bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh, cắt lไọc mô hoại tử ở má phải và rửa tai. Phải mất hơn 20 ngày nằm viện, vùng áp xe ở má của bé mới hết sưng và có dấu hiệu lành lặn. Người nhà cho biết, bé bị lở mang tai kéo dài gần một thán✤g. "Thấy con uống thuốc hoài không khỏi nên tôi đưa bé đi cắt lể, nào ngờ má càng sưng to hơn và sốt cao", phụ huynh nói.
Theo bác sĩ Thúy, việc chữa trị không đúng cách, đặc biệt là cắt lể rất dễ gây nhiễm trù𒁃ng dẫn đến nhiễm trùng huyết và bệnh nhân🌸 có thể dẫn đến tử vong. Chính vì thế khi thấy trẻ bị bệnh kéo dài, cách tốt nhất là nên đến bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị.
♏ Cắt lể là một phương pháp dân gian chích máu, mủ để trị bệnh. Người ta thường dùng dao lam, miếng thủy tinh rạch da ở những vị trí cần chích, sau đó nặ🌌n máu mủ ra.
Trung Hào