Ngày 11/5, bác sĩ Nguyễn Tiến Thành, thành viên Hội Da liễu Việt Nam, ghi nhận da mặt và tay chân bệnh nhân phù nề, chảy dịch, đóng vảy. Mẹ bé cho biết từ lúc một tháng t🅺uổi, hai bên má con nổi những mảng đỏ sau đó lan ra tay, chân, da khô sần, ngứa. Gia đình nghĩ là bệnh dị ứng ngoài da nên tự điều trị bằng mua thuốc bôi và tắm lá, đắp thuốc nhưng không rõ loại gì, bệnh nặng hơn.
Bác sĩ Thành chẩn đoán bệnh nhi bị viêm da cơ địa bội nhiễm, phải điều trị bằng công nghệ cao như laser, ánh sáng kết h♍ợp chăm sóc tại chỗ bằng đắp dung dịch giảm viêm, giảm tiết, kháng sinh, giảm kích ứng, phục hồi làn da❀ tổn thương, giảm nguy cơ để lại sẹo ở mặt.
Viêm da cơ địa là bệnh lý cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính, hay tái phát. Ða số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ, triệu chứng điển hình là các thương tổn da khô kèm ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày. Bệnh 🔥nhân càng ngứa càng gãi tạo nên vòng bệnh lý "ngứa - gãi" làm bệnh nặng hơn, nguy cơ bị𒈔 bội nhiễm vi trùng.
Bệnh gây ra bởi ba yếu tố chính, là môi trường, tổn thương hàng rào bảo vệ da và rối loạn đáp ứng miễn dịch. Các yếu ꧙tố môi trường làm bệnh khởi phát và nặng lên bao gồm dị nguyên như bọ, bụi nhà, lông súc vật, thức ăn (trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mì); khí hậu hanh khô (bệnh thường nặng vào mùa đông, nhẹ vào mùa hè); điều kiện vệ sinh; tình trạng nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm tụ cầu vàng (staphylococcus aureus); chủng ngừa vaccine; sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa.
Viêm da cơ địa ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng cuộc sống, làm bệnh nhân mất ngủ, ngại ngùng khi giao tiếp và tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Người bệnh có thể phải nghỉ học, nghỉ làm do các đợt bùnꦿg phát của bệnh.
Ở trẻ sơ sin﷽h, tổn thương da thường cư trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình. Những cơn ngứa làm trẻ bị rối loạn giấc ngủ, biếng ăn, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển🍰 và tăng trưởng. Bên cạnh đó, ngứa, da khô nhiều kích thích trẻ cào gãi, khiến da trẻ bị trầy xước, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm da cơ địa bội nhiễm, để lại những biến chứng sau này.
Một số yếu tố làm tăng tình trạ💜ng viêm da cơ địa bội nhiễm như chăm sóc da không đúng cách, tắm hay đắp lá cây, tự ý mua thuốc bôi. Bệnh tiến triển n🦄ặng hơn, dai dẳng và tái phát nhiều lần.
Bác sĩ khuyến cáo bệnh viêm da cơ địa nếu kh𓆏ông được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng, loét da, để lại các vết thâm, sẹo vĩnh viễn, ảnh hưởng thẩm mỹ sau này. Vì vậy, khi có biểu hiện bệnh, nên đến chuyên khoa da liễu để khám và điều trị theo phác🙈 đồ phù hợp.
Thúy Quỳnh